Thu, 02 / 2013 10:23 am | helios

Như là ngày hôm qua, thức dậy với những khoảng nắng sáng tươi in trên ô cửa nhỏ. Tự dưng, mình ngửi thấy ở đâu đó mùi thịt nướng thơm là thơm, sao mà gần gũi, thân quen như mùi chả đốt riềng mẻ mẹ thường làm mỗi độ Tết về. Đó đã là những […]

Như là ngày hôm qua, thức dậy với những khoảng nắng sáng tươi in trên ô cửa nhỏ. Tự dưng, mình ngửi thấy ở đâu đó mùi thịt nướng thơm là thơm, sao mà gần gũi, thân quen như mùi chả đốt riềng mẻ mẹ thường làm mỗi độ Tết về.

Đó đã là những ngày giáp Tết. Trời vẫn lạnh nhưng đã hửng nắng, tươi tắn và khô ráo. Buổi sáng háo hức đi chợ cùng mẹ, khệ nệ xách về bao nhiêu đồ, nào hương vòng, vàng mã, nào mộc nhĩ, nấm hương, nào rau củ, thịt gà, thịt lợn…Và bao giờ cũng vậy, trong giỏ đồ mới mua về, mẹ chọn ra những miếng thịt ngon nhất để làm món chả đốt riềng mẻ – món “tủ” của mẹ mỗi dịp Tết. Đó là những miếng thịt ba chỉ tươi rói, mỏng bì, chạm vào cảm giác như thịt vẫn còn âm ấm. Mẹ pha chúng thành những miếng thịt dầy, khoảng 3 – 4 lạng, dọc miếng thịt xẻ một đường thật sâu, sát tới tận bì. Thịt thái xong được xếp vào rổ thưa, đặt trên cao cho ráo nước.

Ngoài ra các bạn hãy xem cách làm chè bưởi ngon tuyệt vời chỉ trong vòng một số bước đơn giản.

 

Xong phần thịt là đến công đoạn chuẩn bị gia vị. Củ riềng tươi đào ở góc vườn – cạo qua lớp vỏ, cho vào cối giã thật nhuyễn. Thêm bát mẻ chua xin nhà bác hàng xóm – mà thể nào trước khi qua nhà bác, mẹ cũng dặn: “Nhớ xúc ít cơm nguội để nuôi con mẻ nhé”. Cái hũ mẻ đặt ở góc bếp, chắc được lau chùi thường xuyên nên lúc nào cũng sáng bóng màu da lươn. Mở nắp hũ ra, mùi mẻ chua đậm đà xộc thẳng lên mũi. Thứ mẻ ngấu ấy trộn với riềng giã nhuyễn, thêm chút nước mắm thật ngon, đem ướp kĩ với thịt ba chỉ đã chuẩn bị sẵn ở trên. Trời lạnh, mẻ có vị chua nên thịt để mấy ngày không lo bị hỏng. Ngược lại, thịt càng ngấm vị mẻ, vị riềng nên hương vị thêm đậm đà. Thường mẹ sẽ làm sẵn cả mấy cân thịt, vừa ăn lai rai suốt mấy ngày Tết, vừa gửi biếu thông gia, họ hàng, rồi ra Tết lại đóng đồ cho mấy chị em mình mang đi.

Thịt để 4 – 5 ngày nơi thoáng mát là đã có thể sử dụng được. Giờ thì bắt tay vào cuốn và nướng thịt. Thịt được cuốn vào những thanh tre dài, thân tròn nhẵn. Xong rồi mẹ sẽ cố định chúng bằng dây lạt. Những thanh lạt mỏng mảnh, màu vàng nhạt được khéo léo nối lại với nhau thành những sợi dây dài, cuốn vòng quanh, tạo thành những đốt thịt đều đặn. Cái tên “chả đốt” – nghĩa là những đốt thịt ra đời cũng bởi lí do như thế.

Những ngày cuối năm ấy, bếp củi sau nhà lúc nào cũng đỏ lửa, nào nấu bánh chưng, ninh thịt nấu đông, nào luộc măng, luộc giò, làm nem, rán bánh… Cời mấy cục than củi to, đổ thêm ít than hoa lên phía trên, rồi tay quạt liên hồi – chẳng mấy chốc đã có lớp than hồng đỏ rực để nướng chả đốt. Trời lạnh, không gì thích bằng ngồi bên cạnh phụ mẹ quạt chả. Má đỏ hồng, tay hơ vào bếp ấm sực, hai cánh mũi nở căng, tha hồ hít hà mùi thịt nướng thơm lừng. Mẹ bảo quạt không cần mạnh nhưng phải liền tay để chả chín đều. Rồi chú ý xoay để xiên chả không bị cháy. Nhớ rưới thêm chút mỡ nữa cho chả bớt khô. Mùi khói bốc lên, quện với mùi thịt, mùi riềng, thơm điếc cả mũi.

Quạt một hồi, xoay một hồi là chả chín. Cẩn thận tháo lạt và gỡ thịt ra khỏi thanh tre. Rồi thái chả thành những miếng mỏng và bày lên đĩa. Giờ thì chỉ cần thêm một đĩa hành muối nữa thôi là đã có một combo tuyệt hảo cho bữa ăn ngày đầu năm.

Nhón đũa gắp một miếng chả thả vào miệng. Cảm nhận vị giòn tan của lớp bì vàng ruộm, vị béo mà không ngấy của lớp mỡ trong. Rồi vị ngọt của thịt tươi, vị chua của mẻ ngấu, vị thơm của riềng già. Và món chả đốt của mẹ – dường như không đơn thuần chỉ là một một món ăn. Nó còn là tình yêu, là sự chăm chút chu đáo của mẹ, là mùi vị, là không khí Tết quê, bình dị mà rất đỗi thân thương.

Xem thêm: Sản phẩm thiết bị may nuoc nong nang luong mat troi tốt nhất hiện nay chủ yếu giành cho các hộ gia đình, công ty, doanh nghiệp…

Nguồn: langvietonline

Bài viết cùng chuyên mục