Wed, 05 / 2014 3:36 am | helios

Người Brâu nơi đây có những nhạc cụ truyền thống như cồng, chiêng, vat lieu bao on và các loại đàn, khèn, sáo…. được chế tác từ những vật liệu sẵn có trong tự nhiên như: đá, tre, nứa hay từ những hợp kim như: gang, chì, đồng. Trong số các nhạc cụ này, cồng, […]

Người Brâu nơi đây có những nhạc cụ truyền thống như cồng, chiêng, vat lieu bao on và các loại đàn, khèn, sáo…. được chế tác từ những vật liệu sẵn có trong tự nhiên như: đá, tre, nứa hay từ những hợp kim như: gang, chì, đồng. Trong số các nhạc cụ này, cồng, chiêng, trong đó có bộ chiêng Tha được coi là vật báu của người Brâu. 

Liên kết quảng cáo: may nen khi

Trong quan niệm của người Brâu, chiêng Tha không chỉ là nhạc cụ mà còn là thần linh, là tổ tiên của họ. Vì vậy trong ngôn ngữ người Brâu không có từ đánh Chiêng Tha mà là gọi Tha pơi (mời Tha nói). Và chỉ có đàn ông mới được đánh chiêng Tha.

Để mời Tha nói trước tiên người ta phải làm lễ mời Tha ăn, mời Tha uống. Chiêng Tha chính là phương tiện kết nối giữa thế giới phàm tục của con người và thế giới của các thần linh, mỗi tiếng chiêng ngân lên đều sẽ được các vị thần sông, thần suối chứng giám mang lại điều tốt lành đến cho bà con dân làng, thóc lúa đầy bồ, xua đuổi mọi bệnh tật và cái đói. Bởi vậy chiêng Tha thường được chơi trong các dịp đón khách, mừng nhà Rông mới, mừng mùa lúa mới hoặc trong các lễ hội.

 

quần áo bảo hộ lao động

 

 

 

Chiêng Tha thường được chơi trong các lễ hội của người Brâu. Ảnh: Internet

Một bộ chiêng Tha của người Brâu chỉ gồm 2 chiếc thôi, nhưng theo nếp cổ truyền ngày xưa thì giá trị của nó có thể bằng vài chục con trâu. Trong bộ Chiêng Tha, chiếc nhỏ gọi là chiêng vợ (chuar) và chiếc lớn hơn là chiêng chồng (Jơ Liêng). 

 

 

 

 

 

 

Khác với cách chơi cồng chiêng của nhiều dân tộc ở Tây Nguyên thường mang theo cồng chiêng vừa đánh vừa di chuyển theo vòng tròn và nhún nhảy theo âm hưởng hay tiết tấu của công chiêng, thì dàn chiêng Tha của người Brâu khi chơi được treo cố định trên giá đỡ.

Cách diễn tấu chiêng Tha được coi là “độc nhất vô nhị” trong các loại cồng chiêng Tây Nguyên. Hai người ngồi quay mặt vào nhau, người đánh vào mặt cầm dùi cái, người đánh vào bụng cầm dùi đực. Người ngoài nghe “long tong long tong” như mưa trên mái tôn, song đều có bài bản cả, đó là bài giữ rẫy, đuổi chim, bài khách đến làng…  Chiêng Tha còn có khả năng trình diễn độc lập, nhưng cũng có thể kết hợp với nhiều loại nhạc khí khác, kể cả giọng hát của con người hoà lên bản hoà tấu mang âm hưởng của núi rừng.

Cùng với cồng chiêng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, chiêng Tha và nhiều nhạc cụ truyền thống khác của người Brâu đã được mọi người biết đến qua các hoạt động giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế. Những nhạc cụ này không chỉ chứng tỏ bản sắc văn hóa riêng biệt, đặc sắc không thể trộn lẫn của dân tộc Brâu mà còn góp phần làm phong phú, đa dạng nền âm nhạc truyền thống của các dân tộc Việt Nam./.

Nguồn: vanhoadantoc

Bài viết cùng chuyên mục