Mon, 03 / 2013 6:41 am | admin2

Phần lớn sản phẩm thủ công của người dân tộc thiểu số được sản xuất thuần túy đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương. Các dân tộc thiểu số của Việt Nam có lẽ nổi tiếng bởi những sản phẩm dệt thủ công, sản xuất đa dạng với những mẫu mã truyền thống, […]

Phần lớn sản phẩm thủ công của người dân tộc thiểu số được sản xuất thuần túy đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương. Các dân tộc thiểu số của Việt Nam có lẽ nổi tiếng bởi những sản phẩm dệt thủ công, sản xuất đa dạng với những mẫu mã truyền thống, màu sắc và kiểu dệt khác nhau. Ví dụ tiêu biểu đó là áo chàm của người H’mông, Tày, Nùng và vải thêu kim tuyến của người H’mông, Dao, Pà Thẻn, Phù Lá, Hà Nhì, La Hù và Lô Lô ở phía Bắc Việt Nam và các dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Xtiêng và Cơ-tu ở miền Trung Việt Nam.

Đồ đan lát được phổ biến ở rất nhiều vùng và bao gồm những sản phẩm có kích cỡ đa dạng từ thảm đến giỏ đựng đồ, từ nón mũ đến dụng cụ bắt cá. Ví dụ như: Dân tộc Khme nổi tiếng với những chiếc bát được trang trí rất đẹp, những cái rổ mở có nắp, thảm và túi làm từ cói tự nhiên hoặc cói nhuộm. Người chăm và một vài dân tộc ở Tây Nguyên (Gia-rai, Ê-đe, Xtiêng, Chơ-ro, Ra-glai) cũng nổi tiếng với những kĩ năng làm đồ thủ công truyền thống.

Đồ thủ công từ gỗ thường là những vật dụng hàng ngày, bao gồm: dụng cụ bắt cá (giỏ, bẫy, cũi), và các vật dụng: nỏ, xiên, cung, mũi tên, tẩu thuốc, bát, thìa, lược. Một vài cộng đồng dân tộc thiểu số cũng bảo tồn những dụng cụ âm nhạc nghệ thuật tự tạo như: đàn luýt, sáo, đàn trumpet, đàn môi, và …. được sản xuất từ nhiều nguyên liệu tự nhiên khác nhau, kể cả vỏ quả bầu và tre.

Các cộng đồng dân tộc Mường, Khơ-mú, Lô Lô, Pu Péo của miền bắc xa xôi tiếp tục sử dụng trống đồng trong những dịp lễ hội. Người Mường của miền Tây bắc vẫn tiếp tục sử dụng cồng chiêng trong các lễ hội của mình. Đồng thời, một số lượng lớn đồng bào dân tộc Tây Nguyên tiếp tục sản xuất và sử dụng rộng rãi các dụng cụ âm nhạc truyền thống này.

Bài viết cùng chuyên mục