Wed, 05 / 2014 3:46 am | helios

Theo lời kể của các cụ già thì nghề dệt vải lanh đã hình thành từ rất lâu và được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bất cứ người phụ nữ Mông nào đến tuổi trưởng thành cũng phải biết xe lanh thành sợi để dệt vải phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của […]

Theo lời kể của các cụ già thì nghề dệt vải lanh đã hình thành từ rất lâu và được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bất cứ người phụ nữ Mông nào đến tuổi trưởng thành cũng phải biết xe lanh thành sợi để dệt vải phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của gia đình.

Người Mông rất ưa chuộng vải lanh không chỉ bởi nó có độ bền hơn hẳn vải bông, mà vải lanh còn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông. Họ quan niệm rằng, sợi lanh là sợi chỉ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên về đầu thai lại với con cháu. Việc dệt vải lanh còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ, đó là một trong những tiêu chí để đánh giá tài năng, đạo đức, phẩm chất và cách làm ăn của chị em phụ nữ. quần áo bảo hộ lao động

Nguyên liệu làm nên một tấm vải lanh từ vỏ cấy lanh. Vỏ cây lanh được tước ra thành từng sợi nhỏ và nối với nhau một cách khéo léo để không tạo thành mấu ở chỗ nối. Đây là việc làm đòi hỏi nghệ thuật nhẹ nhàng, kiên trì, nhẫn nại. Vì vậy lúc nào phụ nữ Mông cũng đều tranh thủ tước và nối các sợi lanh kể cả lúc trên đường từ nhà lên nương và từ nương về nhà.

Bước tiếp theo, người ta mắc các sợi lanh vào khung quay ( tựa như may nen khi ) cho chúng xoắn lại thành từng cuộn. Sau đó đem cuộn sợi này luộc trong nước tro. Khi giặt sạch nước tro thì sợi lanh có màu trắng. Khi sợi đã chuẩn bị sợi xong, việc dệt vải sẽ được bắt đầu.

Khung cửi để dệt rất đơn giản, chỉ có hai thanh gỗ tiết diện tích 12 cm x 12 cm, dài 60 cm đặt cách xa nhau khoảng 50 cm. Giữa hai thanh gỗ đó có bốn thanh ngang nhỏ hơn ghép vào hai thanh đứng tạo thành khung cửi, con thoi để dệt khá to. Khi dệt người ta buộc chúng dựa vào cột nhà, người dệt ngồi trên ghế đẩu vat tu bao on

Khi dệt được vải rồi, người ta đem nhuộm chàm dùng để may quần áo cho nam giới và vải không nhuộm chàm để may váy cho phụ nữ Mông trắng. Với phụ nữ Mông hoa thì họ vẽ sáp ong lên vải trắng những đường hoa văn hình học theo ý muốn sau đó mới đem nhuộm chàm. Sau khi nhuộm chàm xong họ thêu hoa, ghép vải hoa thành thành những hoa văn cầu kỳ. Mô típ hoa văn chủ yếu là những hình kỷ hà, hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, gam màu chủ yếu là xanh, đỏ, tím, vàng.

Liên kết quảng cáo: nhà hàng gần sân bay Nội Bài

Vải lanh sau khi được dệt dùng để may quần áo, làm khăn quấn đầu, xà cạp, làm chăn và cả bao đựng ngô thóc…Các công đoạn để hình thành lên một tấm vải lanh, từ lúc đập lanh, tước dập vỏ lanh, kéo sợi đến dệt lanh đều được làm bằng tay.

 

Các cô gái Mông. Ảnh: Internet

Ngày nay nghề dệt vải lanh ít phát triển hơn bởi trong điều kiện khoa học kỹ thuật các loại bông vải sợi được sản xuất có giá rẻ hơn và phong phú về mẫu mã, kiểu dáng nên việc sử dụng vải lanh giảm đi nhiều. Tuy nhiên, đa số phụ nữ Mông vẫn dùng vải lanh để may váy, áo, xà cạp và mỗi người về với tổ tiên cần phải có một bộ quần lanh vì họ quan niệm nếu không có quần áo lạnh khi về trời tổ tiên sẽ không nhận ra mình.

Trồng lanh lấy sợi, dệt vải được coi là một nghề có những nét đẹp riêng trong đời sống của người phụ nữ dân tộc Mông ở Sơn La. Tấm vải với nét hoa văn độc đáo, được vẽ lên đó bởi đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Với họ, tấm vải lanh là một vật thể thiêng liêng, mang đậm giá trị tinh thần to lớn.

Nguồn: dantocviet

Xem thêm: học bổng Anh quốc

Bài viết cùng chuyên mục