Du học anh mỹ Du khách một lần đến với Tây Nguyên hãy cùng thưởng thức món rượu cây độc đáo này: giàn phơi thông minh Rượu cây là đặc sản lạ của vùng đất Tây Nguyên mà không có nhiều người được may mắn nếm trải.Cứ hết mùa rẫy, người Bahnar, Xê Đăng, Jrai… […]
Du học anh mỹ
Du khách một lần đến với Tây Nguyên hãy cùng thưởng thức món rượu cây độc đáo này:
giàn phơi thông minh
Rượu cây là đặc sản lạ của vùng đất Tây Nguyên mà không có nhiều người được may mắn nếm trải.Cứ hết mùa rẫy, người Bahnar, Xê Đăng, Jrai… lại cầm theo nỏ, một ít đồ dùng thiết yếu lang thang trong rừng sâu. Người bản địa gọi là tháng Ninh Nơng. Chuyện săn bắn những con thú nhỏ chỉ là thú tiêu dao, thỏa sức rong chơi sau những ngày mùa vãn. Hành trình vào rừng sâu của họ còn có một thú vui không thể bỏ qua: uống rượu cây!
học bổng anh quốc
Rượu được lấy ra từ cây |
Cây để lấy rượu, người Xê Đăng gọi là loă tea vea, người Bahnar gọi cây doak, thường mọc rải rác trong những cánh rừng sâu ở huyện Đăk Glei (Kon Tum) và xã Đăk Plin, huyện Kon Chro (Gia Lai). Cây có hình dáng tương tự cây dừa nhưng thân nhỏ, lá mảnh hơn. Nó như là một đặc ân của đại ngàn nên trở thành của hiếm, dù mọc ở rừng sâu nhưng phần nhiều đều có người đánh dấu làm chủ.
Cây non được khoảng 2 năm là có thể lấy rượu. Mỗi năm, cây ra những buồng hoa như buồng cau, rất thơm. Chừng hai tuần hoa rụng, từng chùm quả xanh non nhú lên. Thời điểm “khai rượu” đã đến. Người lấy rượu chỉ cần chặt đứt cuống của buồng quả, lấy dụng cụ đem theo hứng nước chảy ra, bỏ thêm vài thứ lá nữa là có rượu uống. Nếu cây chảy nhanh, khoảng vài tiếng là có cả chục lít rượu cây. Mỗi cây mỗi năm chỉ cho từ 2 – 3 buồng, có từ tháng 1 đến tháng 7”.
Đến mùa Ning Nơng, nhiều nhóm người lại tập hợp vào rừng cùng hưởng thứ rượu cay cay, có vị thơm rất đặc trưng. Trải lá cây xuống đất, đốt một đống lửa nhỏ nướng những con thỏ, chồn… mới săn được. Thịt rừng chấm muối giã ớt xanh, nhấp thêm chút rượu nồng giữa giá lạnh đại ngàn, hẳn không dễ gì quên được!
Rượu cây thường chỉ uống trong ngày. Đây là lý do khiến rượu thường được uống ngay gốc cây, hễ ai có rượu là mọi người cùng đến uống. Nó chưa hề có giá trị về thương phẩm. Nhưng có lẽ thứ rượu lạ lùng này cũng là một hình ảnh phản ánh giá trị độc đáo của văn hóa làng – rừng.