quan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản quan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản kinh doanh quán bánh xèo kinh doanh quán bánh xèo Lá thép hộp số xe nâng Lá thép hộp số xe nâng dịch vụ chuyển đồ tại hà nội mẫu đá ốp mặt tiền mẫu đá ốp […]
Ngày nay, việc chẩn đoán trẻ tự kỷ ở giai đoạn đầu đời của trẻ là thử thách lớn vì hiện không có dấu hiệu sinh học hoặc xét nghiệm y tế xác định chính xác bệnh tự kỷ. Do đó, chẩn đoán chỉ đơn thuần dựa trên quan sát hành vi và thông tin do cha mẹ cung cấp. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn chẩn đoán DSM (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần) đối với trẻ tự kỷ như đánh giá qua vấn đề với ngôn ngữ đàm thoại không phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Thêm nữa, một số triệu chứng tự kỷ trùng lặp với các triệu chứng gặp trong các rối loạn phát triển khác, chẳng hạn như rối loạn ngôn ngữ và chậm phát triển, khiến cho việc xác định chẩn đoán – cũng như lựa chọn các nhóm đối tượng nghiên cứu phù hợp trở nên khó khăn hơn. Cuối cùng, biểu hiện của tự kỷ là khác nhau ở mỗi trẻ cũng như trong từng giai đoạn phát triển. Vì thế, phát hiện trẻ tự kỷ ở giai đoạn đầu là cực kỳ cấp thiết, đặc biệt là trong giai đoạn vàng phát triển của trẻ (6 tháng đến 3 tuổi).
Chẩn đoán sớm là quan trọng, và thực tế cho thấy tự kỷ có tính di truyền lên đến 80-90%, vậy tại sao thông tin gen vẫn chưa được cân nhắc rộng rãi giúp phát hiện sớm hơn?
Quan trọng hơn nữa, xác định biến thể di truyền sẽ giúp ích gì trong việc hỗ trợ, định hướng can thiệp với trẻ có nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ?
– Đối với lĩnh vực khoa học:
Kết quả nghiên cứu từ dự án này sẽ được cung cấp cho Bộ Y Tế của Việt Nam, từ đó có thể tạo điều kiện cho các nghiên cứu khác trên khắp cả nước cập nhật nguồn dữ liệu về đột biến di truyền và đóng góp cấu trúc hệ gen của người Việt vào kho tàng dữ liệu di truyền quốc tế.
– Đối với kinh tế – xã hội
Nghiên cứu về tự kỷ giúp chúng ta có thể phát hiện sớm tự kỷ để có cách điều trị, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ một cách phù hợp nhất nhằm tránh hoặc giảm tác động của tự kỷ lên cuộc sống sau này.
Chính vì tính cấp thiết đó, Genetica® kết hợp cùng Giáo Sư- Bác sĩ Roy Perlis – Đại Học Y Harvard – Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Định Lượng tại Bệnh viện Massachusetts General trong nhiều năm qua nhằm phân tích dữ liệu gen của của hàng ngàn người Việt Nam.
Đồng thời, Genetica mới đây đã hợp tác với các bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực tại Bệnh Viện Trung Ương Huế trong dự án phân tích các dữ liệu được giải mã gen từ 250 trẻ được chẩn đoán tự kỷ tại Bệnh Viện Trung Ương Huế nhằm nghiên cứu và công bố thêm những gen quy định tự kỷ ở trẻ em Châu Á và Việt Nam cũng như phát hiện nguy cơ di truyền bệnh tự kỷ trong gia đình người Việt.
Trao đổi với chúng tôi GS. TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung Ương Huế cho biết: “Từ khi mới sinh đến 3 tuổi là giai đoạn rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển trí não của trẻ. Giải mã gen nhằm phát hiện sớm trẻ tự kỷ giúp bố mẹ và bác sĩ chuyên khoa nhi có thêm thông tin di truyền về xu hướng tăng nguy cơ tự kỷ, tiên lượng hội chứng rối loạn
và các tình trạng sức khỏe khác mà trẻ có thể mắc phải. Từ đó tiên đoán được các hành vi của trẻ và có biện pháp can thiệp phù hợp. Kết quả nghiên cứu của Genetica với Bệnh viện Trung ương Huế hứa hẹn sẽ hỗ trợ cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ và định hướng can thiệp trị
liệu nhằm tránh hoặc giảm tác động của tự kỷ lên cuộc sống sau này của Trẻ.”
Và theo như Theo Giáo sư, Bác sĩ Roy Perlis: “gen không quyết định tất cả, lối sống và can thiệp y tế kịp thời mới là điều quan trọng”.
Xét nghiệm đánh giá sớm nguy cơ tự kỷ di truyền G-Autism chỉ bằng mẫu nước bọt, bằng công nghệ bản quyền và dữ liệu chuyên biệt cho người Châu Á, đã được Genetica, một công ty xét nghiệm Gen từ Mỹ, đã được triển khai tại Việt Nam. G- Autism giúp đánh giá nguy cơ tự kỷ do truyền ngay khi các dấu hiệu hành vi lâm sàng chưa bộc lộ rõ ràng, giúp hỗ trợ chẩn đoán tình trạng tự kỷ trong “thời gian vàng” – giai đoạn trước 3 tuổi.
Những Thống Kê Quan Trọng Trên Thế Giới Về Tự Kỷ.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), dựa trên các nghiên cứu dịch tễ thu thập được trong 50 năm qua, tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) dường như gia tăng trên toàn cầu (1). Cũng theo ước tính của WHO, cứ 160 trẻ em thì có một trẻ mắc tự kỷ khắp thế giới. Năm 2008, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố lấy ngày 2 tháng 4 là ngày Thế giới nhận biết về tự kỷ.
Tại Mỹ, cứ trung bình 68 trẻ thì có 1 trẻ mắc chứng tự kỷ, với độ tuổi được chẩn đoán xác định từ 3-4 tuổi. Bên cạnh đó, tại châu Á (chưa tính đến các quốc gia Nam Á) tỷ lệ trẻ mắc ASD từ năm 1980 đến năm 2010 là 14,8 trên 10.000. Ở Việt Nam, trẻ mắc ASD chiếm một tỷ lệ không nhỏ khoảng 1 triệu trẻ, có xu hướng tăng lên qua các năm, và có đến 8 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp, đó là bố mẹ, ông bà, anh chị em… của trẻ tự kỷ.
WHO định nghĩa rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder – ASD) một nhóm các tình trạng rối loạn phức tạp về phát triển của não bộ, đặc trưng bởi các mức độ suy giảm khác nhau về hành vi xã hội, giao tiếp và ngôn ngữ, cũng như một phạm vi hẹp các sở thích và hoạt động riêng của cá nhân trẻ và được thực hiện một cách lặp đi lặp lại. Rối loạn phát triển thường xuất hiện sớm từ ngay sau khi sinh ra và có xu hướng kéo dài đến tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành. Ở hầu hết các trường hợp, rối loạn được quan sát rõ nhất trong 5 năm đầu đời.
Người mắc ASD thường cũng mắc một số vấn đề khác như động kinh, trầm cảm, lo âu và tăng động giảm chú ý (ADHD). Mức độ suy giảm hoạt động trí tuệ ở những người mắc ASD rất khác nhau, kéo dài từ suy yếu sâu sắc đến nghiêm trọng hơn.
Tại sao phát hiện sớm “rối loạn phổ tự kỷ” ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi lại quan trọng?
ASD có thể được phát hiện khi trẻ 18 tháng hoặc sớm hơn. Với trẻ 2 tuổi, một chuyên gia nhiều kinh nghiệm có thể thực hiện chẩn đoán với độ tin cậy cao. Tuy nhiên, có nhiều trẻ chỉ được chẩn đoán cuối cùng khi ở lứa tuổi cao hơn. Ở góc độ giải phẫu, từ khi mới sinh đến 3 tuổi là giai đoạn rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển trí não của trẻ. Bởi đây là giai đoạn mà não phát triển nhanh nhất, tạo tín hiệu kết nối giữa các vùng não và là nền tảng cho sự thành công trong tương lai. Hơn nữa, một số vùng đặc biệt ở não trẻ được hoàn thiện trong những năm đầu đời và không thay đổi khi trẻ lớn lên. Hippocampus, vùng não kiểm soát trí nhớ là một ví dụ. Các chuyên gia ước tính 40% vùng hippocampus đã hoàn thiện ngay khi chào đời, 50% hoàn thiện tiếp trong 6 tuần đầu và phần còn lại tiếp tục hoàn thiện trong vòng 28 tháng. Ngoài ra, phát hiện sớm nguy cơ tự kỷ còn giúp gia đình và nhà trường có nhiều thời gian hỗ trợ trẻ hơn, định hướng can thiệp sớm hơn sẽ hiệu quả hơn và trẻ có khả năng cao hơn hoà nhập lại với cộng đồng. “Phương pháp can thiệp sớm có cơ hội tốt hơn để tái tạo lại não bộ và điều chỉnh hành vi của trẻ”, Kate Cody, PsyD, nhà tâm lý học của Spectrum Psychological Services.
Lợi ích của giải mã gen phát hiện sớm trẻ tự kỷ
Bởi vậy, để có một cái nhìn sâu hơn hỗ trợ cho việc chẩn đoán của các bác sĩ ở giai đoạn đầu đời của trẻ, thì thông tin gen là đặc biệt cần thiết. Tuy không đưa ra được kết luận chẩn đoán tự kỷ như bác sĩ với DSM-5 (Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần phiên bản 5), xét nghiệm gen cho thấy sự thay đổi trong kiểu gen bẩm sinh của trẻ như cấu trúc vỏ não, chức năng phát triển và duy trì của não bộ, ảnh hưởng của các protein được mã hoá lên các nơron (tế bào não) phát triển phần phụ, sợi trục và sợi nhánh kết nối các phần não với nhau. Hơn nữa, với trẻ mang những đột biến gây bệnh (pathogenic mutation) sẽ tăng nguy cơ cao có thể dẫn đến các rối loạn phổ tự kỷ và triệu chứng khác nhau.
Cho đến nay, hàng trăm gen liên quan với ASD thông qua các nghiên cứu di truyền trên hơn 10.000 trẻ em mắc ASD và gia đình. Nghiên cứu gần đây về trẻ em Việt Nam mắc ASD đã xác nhận vai trò của rất nhiều gen, có khả năng rất phổ biến, có liên quan đến ASD, bao gồm CHD8, DYRK1A, GRIN2B, SCN2A, OFD1 và MDB5. Tuy nhiên, nghiên cứu tương tự này đã chỉ ra rằng sự phát triển của ASD trong dân số Việt Nam có thể bị ảnh hưởng riêng biệt bởi các gen khác, như IGF1, LAS1L và SYP. Ngoài ra, với những trẻ mang đột biến gây bệnh (pathogenic mutation) thì khả năng cao các anh chị em họ hàng của trẻ cũng mang gen tự kỷ đó và di truyền lại cho thế hệ sau này.
Đột biến ở những gen này và các gen khác có thể tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của hệ thần kinh. Ví dụ, một số đột biến này có thể làm thay đổi cấu trúc hoặc chức năng của các synap thần kinh (kết nối) giữa các tế bào thần kinh (tế bào não), và những thay đổi liên quan đến sự phát triển của ASD. Điển hình như CDH8 biểu hiện trong não cho protein màng tích hợp cadherin-8, phụ thuộc canxi và được cho là liên quan đến sự phát triển sợi trục, hướng dẫn và kết dính của khớp thần kinh. Điều này cho phép chuyển thông tin sinh hoá chính xác trong hệ thần kinh và não bộ, thay đổi ở cadherin có liên quan đến các rối loạn phát triển thần kinh, trong đó có ASD. Hay gen CNTNAP2 mã hoá cho một protein chịu trách nhiệm điều hòa sự tương tác giữa các tế bào thần kinh và tế bào thần kinh đệm hỗ trợ, cũng như sự phát triển và tổ chức sợi trục. CNTNAP2 được điều hòa bởi protein forkhead box P2 – liên quan đến sự phát triển của lời nói và ngôn ngữ. Các biến đổi trong gen CHD8 và CNTNAP2 chỉ là hai trong số hàng trăm đột biến/biến thể gây bệnh hay tăng nguy cơ phát hiện được qua xét nghiệm gen của trẻ.
Các biến thể mất chức năng như trên được biết là gây bệnh và có liên quan đến các đặc điểm lâm sàng được thấy trong các rối loạn phát triển thần kinh như chứng tự kỷ và hội chứng Pitt-Hopkins. Ngoài ra, cũng có những tình trạng, như hội chứng Asperger, trong rối loạn phổ tự kỷ được cho là có một nền tảng về mặt di truyền chặt chẽ. Trẻ mắc hội chứng Asperger, hay “tự kỷ thiên tài”, có trí thông minh từ mức bình thường tới cao, và kỹ năng ngôn ngữ xuất sắc. Tuy nhiên, nhiều người mắc hội chứng này có xu hướng nói chuyện rất đặc trưng hoặc giống “người máy”. Họ cũng khó nhận ra các dấu hiệu xã hội hơn khi giao tiếp, như lời nói đùa hay mỉa mai.
Những hội chứng như Pitt-Hopkins, Asperger và các tình trạng vấn đề khác như động kinh, trầm cảm, lo âu và tăng động giảm chú ý (ADHD) đều có tiên lượng khác nhau và thường chỉ được chẩn đoán cuối cùng khi ở lứa tuổi cao hơn. Với việc chạm tay vào kiểu gen của trẻ, bố mẹ và bác sĩ nhi sẽ có thêm thông tin di truyền không những về xu hướng tăng nguy cơ tự kỷ mà còn tiên lượng hội chứng rối loạn và các tình trạng sức khoẻ khác trẻ có thể mắc phải. Từ đó tiên đoán được các hành vi của trẻ và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Định hướng can thiệp
Các nghiên cứu của Genetica® mong muốn dò tìm những đột biến/ biến thể trên bộ gen người Việt làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ di truyền và tập trung xác định những đột biến/biến thể giúp bảo vệ trẻ khỏi tự kỷ. Ví dụ nếu trẻ mang cặp biến thể di truyền trong gen EN2 phát triển não bộ sẽ giúp bảo vệ khỏi nguy cơ ASD và các hệ lụy liên quan. Gen EN2 chịu trách nhiệm cho sự phát triển của cả hai bán cầu não, giao tiếp giữa các tế bào não (sản xuất dopamin) ở não giữa ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội và hành vi trong rối loạn phổ tự kỷ. Mặt khác, nếu trẻ mang phiên bản khỏe mạnh của gen CYFIP1 (liên quan đến phát triển và duy trì não bộ) sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt từ đó hạn chế khả năng mất cảm giác thực tế, khó khăn trong việc suy nghĩ – tập trung, và thiếu động lực.
Kết quả của nghiên cứu với Bệnh Viện Trung Ương Huế hứa hẹn sẽ hỗ trợ cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ và định hướng can thiệp trị liệu nhằm tránh hoặc giảm tác động của tự kỷ lên cuộc sống sau này của các trẻ.
Mặc dù kiểu gen chi phối đến 80% nguy cơ tự kỷ của trẻ, phương pháp can thiệp trong lối sống và trị liệu tâm lý mới là cốt lõi giúp trẻ có thể nói, đi lại, tương tác với trẻ khác cũng như hoà nhập lại với cộng đồng. Ở đây, xét nghiệm gen không chỉ xác định các đột biến gây bệnh hay tăng nguy cơ tự kỷ của trẻ, mà còn sàng lọc các biến đổi khác trong kiểu gen liên quan đến khả năng đáp ứng với thuốc của cá nhân từng trẻ, tác dụng phụ (nếu có) hay sự thay đổi hooc-môn bẩm sinh liên quan đến cảm xúc như dopamine, endorphin, serotonin hay oxytocin. Qua đó, cung cấp thêm thông tin hỗ trợ, định hướng can thiệp phù hợp hơn, cá nhân từng trẻ hơn qua lối sống, chế độ dinh dưỡng và phương pháp trị liệu tối ưu nhất cho mỗi trẻ tự kỷ.
Báo cáo G-Autism (gói xét nghiệm gen của Genetica®, cho biết nguy cơ mắc bệnh tự kỷ của một người dựa trên thông tin di truyền, xét nghiệm 48 gen và hơn 1.200 biến thể liên quan) cho biết các thông tin quan trọng sau:
- Chỉ số nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.
- Các biến thể liên quan đến khả năng mắc bệnh được tìm thấy trong bộ gen cá nhân (biến thể bảo vệ, biến thể gây bệnh và biến thể tăng nguy cơ).
- Các khuyến nghị có liên quan đến biến thể được tìm thấy trong kiểu gen của trẻ được đề xuất bởi đội ngũ chuyên gia của Genetica.
- Bản báo cáo song ngữ Anh/Việt được công nhận trên toàn thế giới bởi phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt bậc nhất Hoa Kỳ (CAP, CLIA) của Genetica
Thông Tin Giới Thiệu Về Genetica®:
Genetica® là công ty giải mã gen từ Mỹ mở rộng có trụ sở đặt tại San Francisco (Hoa Kỳ) và bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 2018. Phòng lab của Genetica® đang sở hữu chứng chỉ CLIA, CAP, là những chứng chỉ nghiêm ngặt bậc nhất tại Hoa Kỳ cho các phòng thí nghiệm về xét nghiệm gen. Kết quả báo cáo được thẩm định bởi đội ngũ khoa học thuộc các trường đại học hàng đầu như Harvard, Stanford, California San Francisco, Cornell.
Hợp tác với Illumina® và Thermo Fisher – 2 tổ chức giải mã gen hàng đầu thế giới để tạo ra chip giải mã đa gen dành riêng cho người châu Á được Illumina công nhận về độ chính xác >99% cùng với việc tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn bảo mật HIPAA, tất cả mẫu thử, dữ liệu gen của người dùng đều được ẩn danh và mã hoá.
Genetica® có thể phân tích giải mã gen dành cho người châu Á để hỗ trợ việc lập kế hoạch nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, cá nhân hóa kế hoạch dinh dưỡng, tập luyện cũng như phòng ngừa những căn bệnh tiềm ẩn, trong đó có 18 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam và châu Á.
Để biết thêm thông tin chi tiết, độc giả truy cập website www.genetica.asia hoặc hotline 1900 599 927 Genetica®