cong ty chuyen van phong cong ty chuyen van phong dịch vụ chuyển nhà trọn gói giá rẻ dịch vụ chuyển nhà trọn gói giá rẻ quan trắc khí thải ống khói quan trắc khí thải ống khói đèn cảnh báo trên xe nâng đèn cảnh báo trên xe nâng các mẫu mộ đá đẹp […]
Một vài nét văn hoá âm nhạc của dân tộc, kèn Rlet là loại nhạc cụ đặc biệt, rất quan trọng trong đời sống tâm linh và văn hoá dân tộc của người M’nông. Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé.
1. Đôi nét thú vị trong văn hoá âm nhạc M’nông
Trước khi tìm hiểu văn hoá âm nhạc M’nông, và kèn Klet chúng ta sẽ phải hiểu hết được tầm quan trọng của chúng trong cuộc sống hàng ngày của họ, hiểu được phong tục tập quán các bạn sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị trong đó.
Người M’nông có thờ ba vị thần linh chính là : thần Kuắt, thần Lúa, thần Rlet bởi vì họ tin rằng muốn công việc, đời sống, sức khoẻ của mọi thành viên trong gia đình sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn.
Ba vị thần này đều có liên quan mật thiết với nhau, khi thổi kèn Rlet có thể gọi được thần Lúa về và đuổi những con ma xấu trong nhà đi do đó thế kèn Rlet là một nhạc cụ không thể không có trong lễ cúng lớn của bản người M’nông và chúng cũng có vai trò rất đặc biệt thiêng liêng trong đời sống tâm linh, đời sống tinh thần của họ.
2. Sơ lược về kèn Klet
Với cấu tạo gồm một đoạn ống nứa nhỏ có đường kính chừng 1,5 đến 1,8 cm và có độ dài khoảng 35 cm được cắm xuyên qua quả bầu khô. Phần ống nứa nằm trong thân bầu được đục một lỗ nhỏ và gắn một lưỡi gà làm bộ phận phát âm của kèn. Đầu kia của ống được cắm ngang qua một ống nứa lớn khác có đường kính khoảng 5cm, dài cỡ 15 đến 20 cm, đáy ống được bịt kín và đâu trên được vót nhọn.
Khi thổi người ta phải đổ nước vào ống để luồng hơi thổi phải qua ống nước mới ra ngoài, làm cho âm thanh của kèn trong và ấm hơn, kèn Rlet được khoét ba lỗ và thổi thì tuần tự gác lỗ tạo nên ba âm thanh có âm vực cách xa nhau, tạo nên khối âm phù hợp với ba chiếc chuông dẹt của họ.
3. Đặc trưng văn hoá trong kèn Rlet của người M’nông
Người M’nông cho rằng nếu nhà nào có kèn Rlet để trong nhà thổi được một thời gian lâu nhất là ba năm thì gia đình đó phải cúng một con trâu, sau đó mang kèn lên bàn thờ ông bà để và không được thổi nữa. Bởi vì họ cho rằng có kèn Rlet trên bàn thờ thì ma quỷ không giám vào quấy phá nữa.
Kể cả ngày làm kèn gia đình cũng phải mờ các già làng trong bản đến dự và nhờ các thanh niên việc chuẩn bị cho nhà sắp tổ chức lễ. Muốn làm kèn gia đình đó phải kiêng cữ rất nhiều thứ. Đến cuối năm gia đình đó buộc phải giết trâu hay bò để cúng tạ ơn thần Rlet đã bảo vệ cho gia đình và nương rẫy trong cả năm đó.
Với ý nghĩa thiêng liêng như vậy nên việc thổi kèn Rlet cũng phải theo một quy định đặc biệt, người ta phải làm cho người thổi một cái sạp, người thổi có thể nam hoặc nữ (nữ thì phải là người đứng đắn, được người trong bản tín nhiệm yêu mến và công nhận) và họ phải thổi kèn sát cạnh cột buộc trâu.
Kèn Rlet – nét văn hoá độc đáo trong đời sống âm nhạc tâm linh, tâm hồn của người M’nông. Cùng với đinh tak ta của người Êđê, nó cũng đang được các nhà nghiên cứu âm nhạc, sưu tầm nghệ thuật dân tộc dân gian ở Tây Nguyên cải biến, thực nghiệm và sáng tác những ca khúc, bản nhạc mới dựa trên những nhạc cụ dân tộc này nhằm mục đích nâng tầm quan trọng và giá trị của chúng.
Qua bài viết này mới thấy dân tộc Việt Nam có vẻ rất mới lạ, hấp dẫn, cuốn hút trong từng lớp văn hoá trong nên văn hoá giàu tính lịch sử của dân tộc. Góp phần tăng thêm niềm yêu mến và ham muốn tìm tòi và học hỏi những nền văn hoá dân gian đã bị mai một trước đây.