Thu, 04 / 2014 4:20 am | helios

Cùng khám phá những lễ hội xuân đặc sắc của các dân tộc trong đó nổi bật là lễ hội Lồng Tồng: Xem thêm: học bổng Anh quốc Năm nào cũng vậy, cứ mỗi khi tết đến xuân về là cộng đồng bảy dân tộc anh em Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, H’Mông và Sán Chay, sống […]

Cùng khám phá những lễ hội xuân đặc sắc của các dân tộc trong đó nổi bật là lễ hội Lồng Tồng: Xem thêm: học bổng Anh quốc


Năm nào cũng vậy, cứ mỗi khi tết đến xuân về là cộng đồng bảy dân tộc anh em Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, H’Mông và Sán Chay, sống trên địa bàn 226 xã, phường, thị trấn tỉnh Lạng Sơn lại nô nức trẩy hội mùa xuân, trong đó nổi bật nhất là ngày hội " Lồng Tồng". 

Liên kết:  vat lieu bao on

Hội "Lồng Tồng", tiếng Tày, Nùng nghĩa là "xuống đồng", vì hội diễn ra vào lúc xuân đang sang, tiết trời ấm dần, cây cỏ tốt tươi, hoa đào, hoa mận đã nở, báo hiệu mùa cày hái bắt đầu. Hầu hết các lễ hội "Lồng Tồng" đều được tổ chức một lần trong năm và chỉ diễn ra một buổi từ sáng đến tối. Hội thường được các địa phương tổ chức diễn ra từ đầu tháng Giêng và kết thúc trong tháng tư âm lịch. Hội "Lồng Tồng" thường có các hoạt động tế lễ đất trời, cầu cho mưa thuận gió hòa; dâng hương, cúng lễ theo nghi thức truyền thống tại các đền chùa, miếu mạo, nơi thờ cúng thần thánh và những vị tiền nhân đã có công gìn giữ biên cương Tổ quốc. Sau đó là phần hội thường được tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ như hát Sli, hát lượn, hát then, hát dân ca và tổ chức các trò chơi dân gian như múa sư tử, biểu diễn võ dân tộc, tung còn, kéo co, đẩy gậy… thu hút đông đảo người xem. Múa sư tử Mèo và múa võ dân tộc Nùng tại lễ hội Lồng Tồng Hải Yến (Cao Lộc). Liên kết:  "may nen khi"

Nhà nghiên cứu văn học Vi Hồng Nhân, Chủ tịch Hội bảo tồn dân ca tỉnh Lạng Sơn cho biết, tiến trình tổ chức lễ hội Lồng Tồng thường diễn ra như sau: Đến ngày hội ở làng nào thì sáng hôm đó, mọi người đều ăn cơm sớm vào khoảng 10 giờ, để còn mang "Mâm tồng" (mâm cúng) ra nơi hội họp. Đồ cúng gồm gà luộc vàng ươm, cùng nhiều sản vật tự chế biến từ lúa gạo như khẩu si, bánh khảo, bánh phồng đường… Đến khoảng 12 giờ trưa, các mâm cỗ sẽ được bày xong. Ở những làng có đội múa sư tử sẽ mời các đội sư tử ở các làng khác đến góp vui. Các đội sư tử đến chào từng "mâm Tồng" để chúc cho gia chủ của mâm đó một năm an khang thịnh vượng. Tiếp đến là các phần thi đấu võ truyền thống, kéo co… Đến khoảng 4 – 5 giờ chiều, hội chuyển sang lễ cầu mùa. Dân làng sẽ tập trung quanh mâm cúng "Pú mo" (chủ hội). Sau đó Pú mo cầm chậu nước đứng lên bàn cao làm lễ cầu trời xin nước tưới ruộng."nhà hàng gần sân bay Nội Bài"

Lời khấn của Pú mo có đoạn: “Khấn trời cho nắng hạn lui đi, cho mưa tụ về, đồn nước đầy đồng thấp, tràn đồng cao; lúa xen bờ trên, lúa ngập bờ dưới; lúa tốt hơn năm ngoái, lúa nhiều hơn năm kia; lúa chắc hạt nặng gãy gánh đòn; lúa chất ba gian nhà, lúa đầy trên gian bếp; lúa tẻ ăn không hết, lúa nếp ăn không chê… Anh em ơi! được trời chấp cho mưa thuận gió hòa rồi nhé…Ai cũng phải gắng sức làm công, ai siêng năng thì được, ai biếng thì không nhé! Đây này, đây này… trời cho mưa thuận gió hòa này!” Và Pú mo bắt đầu té nước ra xung quanh, mọi người chen vào gần Pú mo để "nước mưa" rơi vào mình, hưởng lộc xuân… Hội tan, các đám sư tử tỏa đi chúc tết các hộ gia đình trong bản, sau đó chào thổ công (miếu nhỏ) được lập ở đầu bản, để hẹn năm sau lại trở về lễ hội. Ngoài ra, phần hội thường được bà con mở đầu bằng việc cày, gieo cấy lúa, ngô… diễn ra ngay trên những thửa ruộng vừa tổ chức lễ hội. Tuy nhiên, ở mỗi vùng quê, đều có những lễ hội rất đặc sắc, khiến người đến dự một lần là nhớ mãi như chợ tình Bắc Thủy (Chi Lăng), mở ngày mùng 6 tết; chợ tình Slao báo, ở Pò Mã, Quốc Khánh (Tràng Định), mở ngày 22 tháng Giêng âm lịch… Từ sáng đến tối, từ các cụ cao niên cho đến các trai thanh, nữ tú, ở khắp các bản làng gần xa nô nức về dự hội. Chợ không có các hoạt động mua bán mà người ta đến đây chỉ để hò hẹn, tìm gặp lại người quen hay bạn tình sau một năm xa cách. Còn đối với đám thanh niên đây là dịp làm quen qua câu Sli, hát lượn để tỏ tình là dịp trao duyên để nên vợ nên chồng. Hát S'li giao duyên tại Cao Lộc. Còn có những lễ hội rất đặc biệt như lễ Hội Lòng Tồng Hải Yến (Cao Lộc), mở ngày 28 Tháng giêng; Hội chợ Hang Đắp (Lộc Bình) mở ngày 30 tháng Giêng; chợ Ba Xã, Tân Đoàn (Văn Quan), mở ngày 27-2 âm lịch… "thuê máy photocopy"

Người đến lễ hội này cốt để được gặp gỡ nhau và thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng ở từng vùng quê. Trong lễ hội được bày bán la liệt "Mu Siêu", thịt lợn quay do bà con tự nuôi tự nhiên chẳng khác gì lợn rừng, không dùng thuốc tăng trọng. Do đó, thịt lợn quay ở đây trở nên nổi tiếng từ nhiều năm. Người đến chợ cũng chỉ muốn được thưởng thức và đưa về làm quà cho cả gia đình. Theo tiến sĩ Hoàng Văn An, nhà nghiên cứu phê bình văn học của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn, hiện Lạng Sơn có hơn 340 lễ hội với quy mô khác nhau, nhưng thực tế hiện nay chỉ còn tồn tại hơn 100 lễ hội, trong đó lễ hội "Lồng Tồng" chiếm tới hơn 90%, còn lại là lễ hội gắn với di tích tín nhưỡng, lễ hội lịch sử cách mạng… Trải qua bao thăng trầm của thời gian, nhiều lễ hội của một số nơi đã và đang bị mai một, để bảo tồn và gìn gữi từ năm 1998 đến nay, tỉnh đã thực hiện bảo tồn 26 hạng mục lễ hội, với tổng kinh phí hơn 2,4 tỷ đồng. Cụ thể như phục dựng lễ hội đình Cao Sơn (Hữu Lũng); lễ hội Háng Ví (Chi Lăng); lễ hội Nàng Hai (Tràng Định)… Bên cạnh đó là bảo tồn, phục dựng một số lễ hội tại các điểm di tích lịch sử, di tích các mạng. Nhờ đó đã đáp ứng phần nào về gìn giữ bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng của các thế hệ cha, ông. Nhìn chung các lễ hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hàng năm đều duy trì tốt, khơi dậy nét đẹp văn hóa các dân tộc, thu hút đông đảo du khách mọi miền tham dự. Cụ thể lễ hội lớn nhất được tổ chức hàng năm là lễ hội Đền Mẫu, Đồng Đăng (Cao Lộc); lễ hội Đền Tả Phủ, Kỳ Lừa, TP Lạng Sơn… mỗi năm thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước tham dự.

Các lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh đều thực hiện đúng quy chế, quy định tổ chức lễ hội của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành theo tỉnh thần bảo đảm tiết kiệm, không phô trương hình thức, tạo không khí vui tươi, lành mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở một số địa phương trong tỉnh còn buông lỏng, tình trạng lộn xộn, ùn tắc giao thông, mất vệ sinh nơi công cộng; tình trạng tổ chức các trò chơi mang tính đánh bạc; hoạt động mê tín di đoan vẫn còn diễn ra gây dư luận xấu trong xã hội. Để tiếp tục chấn chỉnh hoạt động lễ hội theo đúng quy định của Nhà nước, Tiến sĩ Hoàng Văn Páo, Giám đốc Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn khẳng định: Mỗi năm khi vào mùa lễ hội Ngành Văn hóa thể thao và du lịch đều tăng cường chỉ đạo, quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội bảo đảm an toàn, tiết kiệm và hiện quả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản quy định của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, lễ hội; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành các quy định về quản lý văn hóa… Nhờ đó, các lễ hội diễn ra trên địa bàn đều bảo đảm an toàn, tiết kiện, vui tươi, lành mạnh, góp phần khơi dậy, bảo tồn các nét đẹp văn hóa trong các lễ hội, tạo ra không khí thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh tế, xã hội của địa phương trong một năm mới.

Bài viết cùng chuyên mục