Kĩ thuật thanh nhạc là một trong những điều khó khăn nhất đối với những ai đang và mới bắt đầu học thanh nhạc. và điều quan trọng nhất đó chính là cách thở. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách thở đúng trong kĩ thuật thanh nhạc hiện nay. Nói về […]
Kĩ thuật thanh nhạc là một trong những điều khó khăn nhất đối với những ai đang và mới bắt đầu học thanh nhạc. và điều quan trọng nhất đó chính là cách thở. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách thở đúng trong kĩ thuật thanh nhạc hiện nay. Nói về kỹ thuật học thanh nhac ha noi, người ta thường đề cập trước tiên vấn đề hơi thở. Có thể do nhiều lý do khác nhau mà có sự ưu tiên như vậy, song điều chủ yếu vẫn do việc xác định hơi thở là vấn đề rất quan trọng trong kỹ thuật thanh nhạc, coi nó là xuất phát điểm của quá trình phát âm nói riêng và của quá trình ca hát nói chung. Tuy nhiên, đặt vấn đề hơi thở lên trước không có nghĩa hơi thở là khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật thanh nhạc. |
HK music, địa chỉ học thanh nhạc tại Hà Nội tin cậy cho mọi người Từ trước tới nay, trong nhiều sách dạy thanh nhạc của các nhà sư phạm, các nhà nghiên cứu thanh nhạc nổi tiếng, cũng như các danh ca thuộc các trường phái ca hát cổ điển và hiện đại trên thế giới như ở Ý, Nga, Pháp v.v… vấn đề hơi thở thanh nhạc được đặc biệt quan tâm, đã tiến hành nhiều thể nghiệm thực tế với các sĩ nổi tiếng bằng những phương pháp khoa học và đã đề xuất nhiều quan điểm về hơi thở trong thanh nhạc. Những quan điểm này nhiều khi rất khác biệt nhau. Trong một thời gian dài, vấn đề hơi thở trong thanh nhạc đã là đề tài mà những người hoạt động trong lĩnh vực này tranh luận sôi nổi. Trong việc luyện tập, giảng dạy thanh nhạc và biểu diễn ca hát ở nước ta, vấn đề hơi thở thanh nhạc cũng được các giáo viên thanh nhạc và ca sĩ đặc biệt chú ý đến, vì đã xác định được tầm quan trọng của hơi thở trong kỹ thuật thanh nhạc. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa đạt được sự nhất trí trong thực hành. Có người cho rằng hơi thở là vấn để quan trọng nhất quyết định toàn bộ quá trình ca hát. Ngược lại có người lại cho đó chỉ là một bộ phận hoạt động tự nhiên, không cần phải đặc biệt quan tâm đến. Có một biểu hiện khá phổ biến: Một số ca sĩ chưa hiểu được là mình hát với hơi thở thế nào, mặc dù có thể với hơi thở đúng hoặc sai. Có người còn chưa biết nên vận dụng hởi thở thế nào cho tốt, cho phù hợp, đôi khi bắt chước một cách máy móc cách vận dụng hơi thở của một ca sĩ có tiếng nào đó mà không cần tìm hiểu xem kiểu thở đó có phù hợp với giọng hát của mình hay không, có phù hợp với yêu cầu biểu diễn mà mình cần thực hiện không. Thật ra việc hoc hat và học thanh nhạc cũng phần nào là sự tiếp thu những kinh nghiệm, chủ quan của người dạy, nhưng nếu bắt chước một cách máy móc, dù là bắt chước những người hát giỏi, cũng không phải luôn luôn mang lại kết quả tốt, bởi vì nghệ thuật cần có sự sáng tạo liên tục, trong đó bao gồm những quy luật chung, song những đặc điểm riêng biệt lại là những nhân tố quan trọng, nhất là đối với nghệ thuật ca hát – môn nghệ thuật phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm tự nhiên của từng ca sĩ. Trong phong trào ca hát hiện nay, vấn đề luyện tập kỹ thuật còn hạn chế, do đó không thể tránh khỏi những lúng túng về kỹ thuật, trong đó vấn đề hơi thở là vấn đề nổi bật nhất. Tuy vậy không phải những anh em ca sĩ ít nhiều không nắm được những hiểu biết cơ bản về hơi thở đúng trong thanh nhạc. Bởi vì qua thực tế phong trào ca hát hiện nay, ta thấy chất lượng tiếng hát ngày càng được nâng cao, trong đó tất yếu phải có sự nâng cao về kỹ thuật thanh nhạc, mà hơi thở là một vấn đề quan trọng. Song chúng tôi nghĩ rằng đây cũng chỉ là kết quả bước đầu, chưa phải là những kiến thức vững vàng của một quá trình rèn luyện theo một phương pháp khoa học chủ động. Chúng ta còn cần phải tiếp tục trau dồi, nghiên cứu, tìm hiểu, luyện tập nhiều hơn nữa, qua đó mỗi người dần dần tìm ra cho mình một cách vận dụng hơi thở phù hợp nhất, đạt hiệu quả nhất. Âm thanh xuất hiện từ khe thanh quản do tác động của luồng hơi thở từ phổi đẩy ra làm rung thanh đới. Thanh đới rung lên không phải là một hoạt động thụ động, mà do sự điều khiển chủ động của hệ thống thần kinh trung ương để thực hiện một yêu cầu nào đó, chẳng hạn khi ta muốn nói hoặc muốn hát. Khi đó thanh đới phải căng ra ở một mức độ cần thiết tương ứng với áp lực của hơi thở ở dưới phổi đẩy lên, để tạo nên một âm thanh mong muốn. Hai lực này phải luôn phù hợp với nhau thì mới có được âm thanh chính xác và có chất lượng. Muốn chủ động điều khiển hoạt động này, người ca sĩ phải tập đẩy hơi thờ và ghìm hơi thở bằng thanh đới rung, sao cho những hoạt động đó trở thành một thói quen chính xác, như những người nhạc công tập bấm đúng những vị trí phím đàn, hoặc điều khiển môi khi thổi kèn đồng. Những người không biết hát hoặc hát dở, một trong những nguyên nhân là không biết điều khiển hoạt động của hơi thở và thanh đới, chúng ta thường gọi là hát "phô" (faux), nhiều khi hiện tượng hát không chuẩn xác này không phải do tai nghe không thính, mà do nguyên nhân điều khiển hơi thở không đúng như đã nói ở trên. Ngoài chức năng chính cung cấp dưỡng khí cho cơ thể và tác động lên thanh đới để tạo ra âm thanh, hơi thở trong khi hát còn giải quyết yêu cầu nữa là góp phần làm rõ ý nghĩa của câu hát. Chỗ lấy hơi cũng đồng thời là chỗ ngắt câu, ấn định sự trọn ý, trọn nghĩa của một câu hát. Khi tới chỗ nghỉ này, chúng ta bắt buộc phải lấy hơi, mặc dầu lúc đó có thể ta vẫn còn để hơi để hát tiếp. Sự phân bố chỗ lấy hơi trong bài hát, ngoài mục đích giải quyết yêu cầu của âm thanh, còn phải phục vụ cả ý nghĩa của câu hát nữa. Không nên lấy hơi tuỳ tiện, cứ hát hết hơi mới lấy hơi, làm như vậy đôi khi mất ý nghĩa của câu hát. Đặc biệt khi hát từ hai người trở lên, phải quy định chỗ lấy hơi thống nhất để đảm bảo sự đồng đều khi hát, trừ trường hợp khi phải ngân dài một nốt nhạc mà một hơi thở không đủ thì phải lấy hơi thở "mắt xích", tức là mọi người không lấy hơi cùng một lúc mà thay nhau lấy hơi như những mắt xích nối với nhau, để kéo dài được nốt nhạc liên tục và không bị ngắt quãng. Đôi khi hít hơi còn biểu hiện những xúc cảm tinh tế trong diễn xuất, chẳng hạn biểu hiện một sự xúc động đột ngột, sự ngạc nhiên, hoặc sự dồn dập của cao trào âm nhạc. Tuy nhiên, những tác dụng trên cũng chỉ là thứ yếu mà thôi. Ý nghĩa quan trọng chủ yếu của hơi thở khi hát vẫn là cùng với thanh đới tạo ra âm thanh và góp phần quyết định chất lượng của giọng hát. Mong rằng với những gi chúng tôi chia sẻ, các bạn sẽ tiến bộ hơn trong kĩ thuật của mình. Chúc các bạn thành công Xem thêm thông tin chi tiết tại đây hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn miễn phí: ——————————————————————- Liên kết quảng cáo; Mời bạn tham khảo những mẫu ao so mi nu mới nhất của thời trang odessa hay xem những sản phẩm san go và những sản phẩm ghế sofa sang trọng của chúng tôi |