Tue, 03 / 2013 2:48 am | helios

Lễ tri ân rừng xanh vào ngày Tết đối với người dân bản Hà Nhì ở Lao Chải (Lào Cai) bao đời qua như một lẽ sống. Mùa xuân sẽ kém vui nếu lễ cúng rừng không diễn ra chọn vẹn.   Đối với người Hà Nhì, rừng như một “dòng sữa mẹ” của muôn […]

Lễ tri ân rừng xanh vào ngày Tết đối với người dân bản Hà Nhì ở Lao Chải (Lào Cai) bao đời qua như một lẽ sống. Mùa xuân sẽ kém vui nếu lễ cúng rừng không diễn ra chọn vẹn.

 

Đối với người Hà Nhì, rừng như một “dòng sữa mẹ” của muôn đời nuôi sống dân bản. Rừng đã mang lại hoa trái cho con người và đặc biệt là nguồn mạch cho vạn vật sinh trưởng trong bốn mùa tươi tốt.

Theo quan niệm người Hà Nhì, đã là người con của bản thì được tạ ơn rừng thiêng mới thanh thản bước vào một mùa xuân tươi đẹp. Những lối vào rừng thiêng đã được báo hiệu “cấm” bằng cách riêng của bản. Trong ngày “cấm” bản, ai lấy của rừng cho dù một cành khô hay phạt chiếc lá rừng cũng phạm vào điều cấm kỵ. Khi những hạt mưa xuân phủ bông trắng trên rừng già bản Lao Chải, thì già trẻ bắt đầu công việc trọng đại nhất của bản mình.

Từ sương sớm, thâm u, những người con dân bản Lao Chải bước vào lễ tri ân rừng xanh một cách thành kính. Lễ tạ ơn rừng thiêng được người có tiếng nói quan trọng trong bản người Hà Nhì đứng ra làm chủ tế. Lễ được diễn ra từ sớm đến giữa trưa.

Lễ vật và củi đun chín lễ vật mang từ nhà vào để phục vụ hành lễ. Những gốc đại thụ được chọn làm mâm, những tảng đá rêu phong được chọn làm nơi đặt lễ. Và điều linh thiêng đối với dân bản, đi chân đất là cách để hòa tiếng nói của con người vào thiên nhiên. 

Truyền thuyết kể rằng, người thiếu nữ Hà Nhì đã thầm yêu trộm nhớ một chàng trai trên đỉnh Nhìu Cồ San mây trắng. Một ngày hẹn ước vào mùa xuân, cô gái ngang qua rừng già Lao Chải thấy nhành hoa tươi sắc đã vin cành bẻ hái. Và từ đó chẳng bao giờ thấy cô gái trở về bản nữa. Và cũng kể từ khi ấy, bản Hà Nhì luôn chìm trong ngàn mây, đời đời gắn với đại ngàn. Đặc biệt, theo quan niệm của người Hà Nhì, ngày cúng rừng, nữ giới không được bén mảng đến rừng thiêng. Vì không muốn làm đau cây lá, bản chỉ cho phép người hành lễ đi chân đất vào rừng thiêng. Mỗi người có mặt đều phải gọi xuân, gọi mây tạ ơn rừng thiêng bằng tiếng của đồng bào mình. Lễ vật tạ ơn rừng gồm gà, lợn, rượu, bánh chưng… mỗi người trong bản đóng góp mang đến.

Sau lễ thiêng kết thúc, lộc rừng được chủ tế ban cho rừng già, rượu thơm một chén tưới cây, còn lại người bản thưởng thức ngả nghiêng trong bữa tiệc giữa ngàn mây. Lễ tạ ơn rừng cũng là dịp người Hà Nhì đón xuân về.

Nguồn: dantocviet

Bài viết cùng chuyên mục