chả sụn giá sỉ chả sụn giá sỉ dịch vụ vận chuyển văn phòng dịch vụ vận chuyển văn phòng taxi chuyen nha taxi chuyen nha chuyển kho xưởng tại Hà Nội mẫu đá ốp mặt tiền mẫu đá ốp mặt tiền Xưởng sản xuất chà bông gà Xưởng sản xuất chà bông gà thông […]
Việt Nam có 54 dân tộc anh em thì trong đó cũng có tương ứng những nền văn hóa dân tộc khác nhau. Hãy cùng chúng tôi khám phá xem những món ăn dân tộc truyền thống trong ngày Tết của Việt Nam nhé!
Mỗi một tộc người lại có một món ăn dân tộc truyền thống khác nhau. Dưới đây là một số món ăn tiêu biểu cho các bạn tham khảo:
Người dân tộc Kinh
Người Kinh có rất nhiều món ăn truyền thống được ăn trong ngày Tết nhưng đặc trưng nhất phải nhắc đến bánh chưng của người Bắc và bánh Tét của người miền Nam. Đây là hai món bánh được làm bằng nguyên liệu chính là gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, hạt tiêu, nước mắm…Tất cả các nguyên liệu được gói trong lá dong hoặc lá chuối đem đi ninh kĩ trong vòng 6 – 10 tiếng đồng hồ cho chín là có thể dùng được.
Người Mông
Đối với người Mông món ăn cổ truyền ngày Tết được ưa chuộng đó là bánh ngô. Món bánh này được làm từ những hạt ngô nếp nương mà ra. Những hạt ngô vẫn còn sữa được trẩy và cho vào cối xay thành bột. Sau đó bột ngô được treo lên để ráo hết nước cho đến khi chỉ còn bột khô. Sau đó người ta lấy mật mía hoặc mật ong trộn đều và nặn thành hình tròn như chiếc bánh rán rồi chiên giòn lên.
Người Thái
Người Thái sống dọc các con suối nên món ăn truyền thống của họ cũng gắn liền với sông, suối. Theo đó, họ sẽ chọn những con cá to nhất trong mẻ đánh lưới đầu năm để đem nướng trên bếp than hồng và đặt lên mâm cỗ. Món cá nướng được xem là món ăn truyền thống của người Thái trong ngày Tết. Không chỉ ăn cá nướng, người ta còn chế biến ra nhiều món như pa lạp vừa béo vừa cay, thêm vị chua chát của lá rừng chấm với xôi ăn rất hấp dẫn.
Người Mường
Cũng giống như người Thái người Mường có món ăn truyền thống được làm từ cá. Tuy nhiên cá của họ được đem muối chua với thính và từ khoảng trước đó 1 tháng sau đó mới dọn lên cho khách ăn. Cá sông được đánh bắt đem mổ sạch đánh vảy rồi hấp lên thêm một chút cơm nguội và men rượu vào trộn đều cho ngấm rồi cho vào hũ khoảng 15 ngày đậy kín. Tiếp đến người ta mở ra rắc thêm thính vào cho món ăn thơm hơn. Người Mường có câu:”Ăn một miếng cá chua, cả năm sáng mắt” là để ca ngợi hương vị thơm ngon bổ dưỡng của món ăn.
Người Cơ Tu
Người Cơ Tu có món bánh sừng trâu truyền thống rất độc đáo. Hình dáng bánh được tạo nhọn tựa như sừng trâu. Bánh được làm từ gạo nếp gói trong lá rừng và không có nhân. Công thức làm bánh rất độc đáo gạo nếp không cần ngâm. Khi làm xong người ta thả bánh vào nước lạnh ngâm khoảng 2 giờ đồng hồ sau khi bánh mềm ra thì mới đem đi luộc. Vì vậy bánh có mùi của lá rừng rất thơm sau này để nhiều ngày cũng không bị cứng.
Trên đây là một số món ăn dân tộc truyền thống của người dân tộc Việt Nam. Nếu có cơ hội đến những vùng đất này các bạn có thể nếm thử món ăn này nhé!