Wed, 07 / 2016 10:08 pm | helios

Người Cao Lan thường sống tập trung nhiều ở những huyện vùng thấp tại Tuyên Quang như là Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn với hàng vạn người nhưng lại có những bản sắc cũng như phong tục văn hóa rất giống nhau, đặc biệt là nghi lễ tang ma. Nghi lễ khâm liệm Những […]

Người Cao Lan thường sống tập trung nhiều ở những huyện vùng thấp tại Tuyên Quang như là Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn với hàng vạn người nhưng lại có những bản sắc cũng như phong tục văn hóa rất giống nhau, đặc biệt là nghi lễ tang ma.

Nghi lễ khâm liệm

Những gia đình có người chết thì đầu tiên họ thường vuốt mắt sau đó tắm cho người chết bằng những loại nước lá thơm để trước khi khâm liệm. Nguyên liệu của những loại nước lá thơm bao giờ cũng có lá mận, lá bưởi và lá sả.Người Cao Lan thường cho rằng những cây bưởi có gai thì khi tắm cho những người chết thì thường có tác dụng là yểm tà, còn lá sả có mùi thơm thanh tao, lá mận biểu thị  cho sự trong sạch của  người chết.Sau khi tắm xong thì người chết sẽ được thay những bộ quần áo mới.

Những gia đình có người chết thường chuẩn bị một ít bạc cùng với gạo nếp rồi cho vào trong miệng của người chết. Họ quan niệm rằng nếu làm như thế thì người chết sẽ được ngậm ngọc và những người sống thì được phúc, khỏe mạnh.Sau đó họ lấy bẩy đồng xu rồi đặt đúng vào với vị trí của hai con mắt, tai mà mũi của những người chết. Đó được xem là tượng trưng cho những ngôi sao chỉ đường cho người chết về với thiên đàng cực lạc.

Người Cao Lan ở Tuyên Quang với nghi lễ tang ma

Họ cũng cắt một ít giấy đem đặt vào trong tay của những người chết, nam thì tay trái, nữ thì tay phải chính là quan niệm tiền để cho người chết dùng để đi đường và về với tổ tiên.

Lễ cấp nhà xe cho người chết

Con cháu của người chết cùng với thầy cúng,đạo tràng thì thường làm thêm một lễ nữa là mua nhà xe và bàn giao nhà cửa cho những người chết. Khi đã làm xong thì nhà xe thường chuẩn bị thêm hai mâm lễ và một mâm chay gồm trứng gà, trầu cau.

Người Cao Lan ở Tuyên Quang với nghi lễ tang ma

Mâm lễ mặn thì gồm thịt lợn , xôi và rượu, những người thầy cúng thì thường ra chỗ nhà xe để đưa tuổi của những người chết lên nhà của ông ta để niệm phép cho linh hồn của những người chết có thể nhận được nhà và xua đuổi tà ma ra khỏi phạm vi của nhà xe.Ngôi nhà vừa được mua thì phủ lên một tấm vải đen cùng với một tấm vải trắng , khiêng vào trong nhà và úp lên trên của quan tài. Sau khi được tuyên sớ thì đưa nhà xe vào trong thì nghi lễ này được kết thúc.

Lễ chôn cất người chết

Sau khi khiêng quan tài ra khỏi cửa thì những người Cao Lan thường chọn những giờ lành rất cẩn thận và thường kiêng những giờ trùng với giờ sinh của những thành viên trong gia đình và nếu lỡ ai trùng thì cần phải tránh mặt cho đến khi đưa ma ra khỏi nhà thì mới được về.Khi ra đến địa điểm mai táng thì trước khi hạ huyệt người thầy cúng thường đứng ở đầu quan tài người chết để mục đích là gọi hồn tất cả những người tham gia đưa đám ở lại và  không đi cùng xuống huyệt.

Người Cao Lan ở Tuyên Quang với nghi lễ tang ma

Trước khi hạ quan tài xuống huyệt thì thầy cúng thường cầm một cành lá xanh để xua đuổi những tạp uế nhơ bẩn có ở trong lòng huyệt sau đó thì hạ quan tài xuống. Trong khi đó con cháu thì quỳ bên phía phải để tỏ lòng thương xót người thân đã ra đi.Tiếp đó thì thầy cúng niệm phép để thu quân những âm binh đồng thời gọi hồn tất cả những người tham gia đưa tiễn người chết về nơi cuối cùng của đời mình và trở về nhà.

 

Những người tham gia đưa đám lúc đi trở về thì bắt buộc phải đi theo con đường mà mình đã đi qua khi đưa ma và tuyệt đối không rẽ sang một hướng khác và đi đường thẳng về nhà của gia chủ. Những người Cao Lan thường quan niệm rằng nếu họ không làm như thế thì hồn của những người sống sẽ theo linh hồn của những chết về với thế giới bên kia.

Bài viết cùng chuyên mục