Sun, 07 / 2016 2:27 am | helios

Đồng bào dân tộc Chứt tại Hương Khê, Hà Tĩnh cũng đang xảy ra tình trạng anh em con cháu lấy nhau, hệ quả của nó là những đứa trẻ được sinh ra bị dị tật, mất sớm, nguy cơ suy thoái của dân tộc Chứt đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. Đồng bào […]

Đồng bào dân tộc Chứt tại Hương Khê, Hà Tĩnh cũng đang xảy ra tình trạng anh em con cháu lấy nhau, hệ quả của nó là những đứa trẻ được sinh ra bị dị tật, mất sớm, nguy cơ suy thoái của dân tộc Chứt đang diễn ra hết sức nghiêm trọng.

Đồng bào dân tộc Chứt

Vào năm 1991 thì trong lúc đi tuần tra khu vực biên giới thì những người bộ đội biên phòng của Hà Tĩnh đã phát hiện khoảng chừng 20 người dân tộc Chứt đang sinh sống trên những hang động thuộc dãy Trường Sơn của Biên giới Việt Lào nên đã đưa về và xây nhà lập nên bản Rào Tre thuộc Hương Liên , huyện Hương Khê Hà Tĩnh.Từ khi phát hiện đến nay thì cũng đã 25 năm,và những tộc người dân tộc Chứt vẫn đang duy trì những nếp sống một cách hoang sơ và cũng chưa có tính tự giác lao động và tích lũy.

Khi lập gia đình thì họ thường lấy những người anh em trong họ hàng, họ cũng không thường tiếp xúc với xã hội bên ngoài và thường sống quanh quẩn ở trong nhà, ít lao động và sản xuất, bởi vì những thứ cần thiết như là gạo thì đều được nhận sự trợ cấp của nhà nước.

Nguy cơ suy thoái của dân tộc Chứt

Nếu những thanh niên nếu muốn lấy vợ hoặc lấy chồng thì phải sang tận Quảng Bình vì thông thường ở đó có người Chứt đang sinh sống. Nhưng do đường sá quá xa xôi hơn nữa họ lại thường có tục lệ bảo vệ gái làng nữa nên có rất nhiều thanh niên của bản Rào Tre sang đấy kiếm vợ nhưng bị đánh nên phải quay về.Không còn cách nào khác họ lại phải lấy những người ở trong bản từ đó tạo nên những cuộc hôn nhân cận huyết, suy thoái giống nòi, tạo nên những đứa trẻ dị tật và chết sớm.

Kết hôn cận huyết

Khi được hỏi về duyên vợ duyên chồng thì chị Hồ Thị Sâm thuộc bản Rào Tre cũng cho biết đó là vì cảm thấy thích trong cái bụng nên lấy nhau chứ cũng không biết rằng đấy chính là anh em họ.Chị Sâm lấy anh Hồ Văn Hà là quan hệ con gì và con cậu từ khi lập gia đình thì tới nay cũng đã có đến 3 đứa con và đứa con gái thứ hai của anh chị được sinh ra thì đã không có bàn chân.

Nguy cơ suy thoái của dân tộc Chứt

Những gia đình khác có tình trạng hôn nhân cận huyết khác thì cũng có những tình trạng tương tự những đứa con sinh ra thường bị bệnh rồi mất sớm hoặc là bị những căn bệnh bẩm sinh như là em Hồ Kiễng 9 tuổi.

Anh Hồ Tiến Hóa năm nay 38 tuổi cha của Hồ Kiểng cũng cho biết thêm khi con trai mình bị bệnh tim bẩm sinh và cũng vừa mới đi mổ về. Cứ mỗi khi trái gió trở trời là  Kiểng thường cảm thấy tức ngực, khó thở, khi hỏi về chuyện anh chị có biết rằng hai vợ chồng có quan hệ họ hàng hay không thì họ cũng chỉ biết cười lắc đầu.

Ông Trần Văn Lộc là trạm trưởng trạm y tế của xã Hương Liên cũng cho biết thêm theo như  những số liệu thống kê mới nhất thì trong bản hiện đang có 3 gia đình có cùng huyết thống gần lấy nhau.Những đứa con sinh ra thì thường bị dị tật bẩm sinh, cháu thì bị thiểu năng, cháy thì dị tật chân tay,…Ông Lộc cũng kể thêm là cách đây một năm cũng có cặp con chú con bác lấy nhau đẻ ra đứa trẻ không mồm không mũi còn bị vẹo chân và mất ngay sau đó.

Nguy cơ suy thoái của dân tộc Chứt

Giải pháp khắc phục

Để có thể tránh được nguy cơ bị suy thoái giống nòi cho đồng bào dân tộc Chứt thì chính quyền xã đã cử cán bộ đến cắm bản, đồng thời phối hợp cùng với những đoàn thanh niên, hội phụ nữ để đến đây tập cho đồng bào biết sản xuất và học những văn hóa cần thiết tối thiểu.

Bên cạnh đó thì ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam của Hà Tĩnh cũng đã có những đề xuất với lãnh đạo để xem xét để lập dự án đề nghị chính phủ đầu tư xây dựng một tuyến đường thẳng dài khoảng 15km nối bản với huyện Minh Hóa của Quảng Bình nơi mà có những đồng bào dân tộc Chứt cũng đang sinh sống.Mục đích chính khi mở ra con đường này chính là để cho những người đồng bào dân tộc Chứt có thể sang giao lưu và cưới vợ lấy chồng với bản khác nhằm khắc phục tình trạng đó là hôn nhân cận huyết.

Bài viết cùng chuyên mục