Sat, 03 / 2014 2:44 am | buithiha

Có những người đang âm thầm gìn giữ những nét đẹp văn hóa đang dần bị mai một của dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu về những con người đó:   Người giữ sức sống cho "Sình ca" Năm nay bước sang tuổi ngoài 60 nhưng mỗi khi nhắc đến điệu hát "Sình ca," ông […]

Có những người đang âm thầm gìn giữ những nét đẹp văn hóa đang dần bị mai một của dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu về những con người đó:

 

Người giữ sức sống cho "Sình ca"

Năm nay bước sang tuổi ngoài 60 nhưng mỗi khi nhắc đến điệu hát "Sình ca," ông Sầm Văn Dừn, thôn Mãn Hóa, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) lại phấn chấn hẳn lên.

Trường trung cấp dược hà nội liên tục tuyển sinh các lớp học buổi tối tại trung tâm quận Hà Đông – Hà Nội năm 2016

Ông Dừn cho biết "Sình ca" là loại hình xướng ca truyền thống của đồng bào dân tộc Cao Lan, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

"Sình ca" được ghi lại bằng chữ nho (chữ Hán), hát bằng tiếng dân tộc Cao Lan, sau đó sẽ hát tiếp lời dịch bằng tiếng phổ thông. Triết lý trong "Sình ca" vô cùng sâu sắc, với những câu hát ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước, hát về con người, vũ trụ…

Ông Dừn say mê "Sình ca" một cách kỳ lạ, từ hồi nhỏ ông đã miệt mài tự học chữ nho và đi theo những người lớn tuổi hơn để học hát.

Nhiều năm qua, ông đã dịch nghĩa và biện soạn rất nhiều bài hát "Sình ca" từ sách cổ, trong đó có bộ sách cổ do cha ông là cụ Sầm Ngọc Văn để lại, rồi truyền dạy cho mọi người trong làng và thế hệ con cháu.

Không những vậy, ông Dừn còn dàn dựng, sáng tác nhiều tiết mục đặc sắc, mang đậm âm hưởng của dân ca Cao Lan. Các tiết mục khi đi biểu diễn trong các kỳ hội diễn của của huyện, tỉnh và Trung ương đều đạt giải cao.

Điển hình là năm 2002, khi tham gia biểu diễn văn nghệ tại Quảng Ninh, tác phẩm “Khai đèn" do ông dàn dựng và biểu diễn đã đạt Huy chương Vàng.

Năm 2004, với tác phẩm múa hát “Khai lộ," ông cùng với đội văn nghệ thôn Mãn Hóa (đội văn nghệ do ông Dừn thành lập) cũng giành Huy chương Vàng Liên hoan văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc tại tỉnh Cao Bằng.

Với những đóng góp cho "Sình ca," năm 2010, ông Sầm Dừn đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có công trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.

Miệt mài lưu giữ, phát triển các làn điệu hát Then

Hơn 30 năm qua, anh Hoàng Tiến Các, dân tộc Tày, thôn Khuôn Khoai, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa đã miệt mài nghiên cứu lưu giữ, phát triển những làn điệu hát Then, hát Cọi truyền thống của dân tộc Tày và mở lớp truyền nghề miễn phí cho thế hệ trẻ.

Từ khi 19 tuổi, anh Các đã “vượt rừng băng suối” sang Cao Bằng học hát Then bởi ở đây có nhiều nghệ nhân còn lưu giữ được những làn điệu hát Then, Cọi cổ.

Bên cạnh đó, anh Các còn học hỏi từ cha anh và nhiều nghệ nhân nổi tiếng trong tỉnh như Hà Phan, Hà Thuấn, Hà Hót… Trong những năm theo đuổi nghệ thuật hát Then, Cọi, anh tự mày mò cải biên những điệu hát cổ cho phù hợp và dễ hát hơn nhằm mục đích phổ biến rộng rãi cho nhân dân.

Nhiều bài hát của anh Các đã được bà con đón nhận nhiệt tình như “Yên Nguyên quê noọng,” “Anh là người đoàn viên tiên tiến,” “Quê em đổi mới…”

Tranh thủ những lúc nông nhàn, anh Các tổ chức các lớp học day hát Then và đánh đàn tính cho thế hệ trẻ. Nhờ vậy, đến nay số người biết hát Then, Cọi trong xã đã lên đến gần 100 người, trong đó đa phần là thanh niên.

Ông Triệu Văn Tuyên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Yên Nguyên phấn khởi cho biết vì là xã vùng cao, đời sống nhân dân trong xã còn nhiều khó khăn, nguồn kinh phí đầu tư phát triển văn hóa còn rất hạn hẹp. Sự đóng góp của anh Các trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là rất đáng quý.

60 tuổi vẫn thổi hồn dân tộc vào mảnh vải chàm

Năm nay đã bước sang tuổi 60 tuổi, nhưng bà Dương Thị Nhất, dân tộc Dao Quần chẹt, thôn Tân Dân, xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) vẫn miệt mài tự tay thêu, khâu và sáng tạo những nét hoa văn mới cho bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình và còn truyền lại kinh nghiệm cho các thế hệ sau.

Bà Nhất quê ở thôn Khuôn Phầy, xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương. Năm 1964, gia đình bà chuyển về sống ở thôn Tân Dân, xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương.

Về nơi ở mới, bà Nhất mang theo giống cây chàm và để nhuộm vải và bắt đầu thêu.

Được mẹ dạy thêu từ năm lên 12 tuổi, bà Nhất đã tự may và thêu những bộ trang phục dân tộc cho mình từ khi còn là cô bé. Để hoàn thành một bộ trang phục dân tộc bà phải mất hơn hai tháng. Đã có biết bao cô gái dân tộc Dao ở xã Hợp Hòa lớn lên, đi lấy chồng được mặc những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình do đôi bàn tay khéo léo của bà Nhất may và thêu.

Từ mảnh vải nhuộm chàm thô nhám, sau khi qua đôi tay bà Nhất đã trở nên rực rỡ với những hình hoa văn như cây lúa, con rồng, con chim, hình người… nhiều màu sắc.

Các đường chỉ bà Nhất thêu rất nuột nà và tinh tế. Chỉ để thêu là các loại chỉ màu trắng, đỏ, vàng nhạt, vàng đậm, hồng, xanh. Trong đó, màu trắng, đỏ, vàng là màu chủ đạo.

Trang phục của dân tộc người Dao Quần chẹt được thêu hoa văn ở tà áo, lưng áo, gấu áo, cổ áo. Hoa văn tập trung nhiều nhất và cũng khó thêu nhất là ở gấu áo. Người thêu không phải thêu theo hình đã có sẵn mà thêu theo trí tưởng tượng.

Bà Nhất cho biết, bộ trang phục người Dao Quần chẹt xưa kia được thêu các hình hoa văn rất đơn giản như hình cây cau, hình quả trứng nhưng để cho mẫu đa dạng ngày nay được thêu thêm hình hoa văn là cây lúa, con chim, hình người, hình ngôi sao…/.

Nguồn: vanhoa

Bài viết cùng chuyên mục