Wed, 06 / 2016 12:07 am | trinhtram

Ở mỗi một vùng miền đều có những phiên chợ Việt mang màu sắc khác nhau, đặc trưng khác nhau, nhiều nét độc đáo mới lại cùng nhau chúng tạo nên một vẻ đẹp văn hóa mang sắc thái riêng của dân tộc. 1. Lịch sử phát triển Những phiên chợ ở Việt Nam có […]

Ở mỗi một vùng miền đều có những phiên chợ Việt mang màu sắc khác nhau, đặc trưng khác nhau, nhiều nét độc đáo mới lại cùng nhau chúng tạo nên một vẻ đẹp văn hóa mang sắc thái riêng của dân tộc.

1. Lịch sử phát triển

Những phiên chợ ở Việt Nam có lẽ được hình thành ngay từ thuở sơ khai, lập quốc. Theo truyền thuyết thì kể từ thời Hùng Vương, người Việt xưa đã biết giao lưu buôn bán với nước ngoài, chợ là nơi bán, trao đổi hàng hóa giữa các cộng đồng người với nhau

Những phiên chợ Việt một nét văn hóa đặc trưng phần 1

Có cùng tiến trình lịch sử của dân tộc, Chợ Việt Nam còn mang đậm những dấu ấn văn hóa , nơi giao lưu, giao duyên, nơi gặp gỡ trao đổi thông tin tình cảm của các cặp trai gái. Đó là những phiên chợ tình của các đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc.

2. Những phiên chợ Việt nổi tiếng ở Việt Nam

Phiên chợ Bắc Hà được coi là một trong những phiên chợ hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Phiên chợ này bao giờ cũng chỉ họp một phiên hàng tuần vào Chủ nhật. Giờ đây phiên chợ này đã không còn đơn thuần là nơi mua bán mà nó còn là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em trong vùng Tây Bắc.

Những phiên chợ Việt một nét văn hóa đặc trưng phần 1

Đây còn là nơi trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh với nhau , được chia ra thành các khu chợ nhỏ. Mỗi một khu chợ đều có một nét đặc trưng riêng, mang đậm bản sắc văn hóa nơi đây.

Hiện nay các hàng hóa này đã không còn được trưng bày nhiều và đa số là nguồn hàng từ bên Trung Quốc tràn sang. Tuy nhiên vẻ đẹp của chợ phiên Bắc Hà cũng không bị làm mất đi bởi nó còn thu hút bởi đây là nơi giao lưu gặp gỡ của người dân trong vùng. Sau một tuần làm việc vất vả, đồng bào dân tộc lại xuống núi, khoác trên mình những bộ trang phục váy áo đủ màu sắc sặc sỡ.

Những phiên chợ Việt một nét văn hóa đặc trưng phần 1

Nơi đây được xem như ngày hội để họ gặp gỡ nhau, trai gái trao duyên, người già thì đi hỏi thăm bạn bè để lớp trẻ có cơ hội được làm quen, tiếp xúc với những người bạn khác giới.

Thông qua một loại nhạc cụ dân tộc rất phổ biến đó là tiếng Khèn, tiếng Sáo, thứ âm nhạc giúp họ truyền tải nhiều thông điệp, lời nhắn gửi yêu thương, những tình cảm mà họ muốn thổ lộ. Phiên chợ Bắc Hà đã tạo nên sự hấp dẫn cũng như khẳng định được sự trường tồn, thể hiện những màu sắc văn hóa dân tộc rất riêng.

Những phiên chợ Việt một nét văn hóa đặc trưng phần 1

Bên cạnh đó, có một khu chợ ở khu vực miền núi phía Bắc cũng rất hấp dẫn, thu hút được nhiều khách du lịch, và nó cũng mang một nét đẹp văn hóa đặc trưng như phiên chợ Lượn ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn.

Nơi đây là phiên chợ duy nhất hầu như không buôn bán mặt hàng gì mà chỉ là nơi hát giao duyên giữa của người dân tộc Tày, Nùng và Thái. Đi chợ chủ yếu là để gặp gỡ, trao tình cảm, trao duyên giữa các cặp trai gái trong vùng.

Những phiên chợ Việt một nét văn hóa đặc trưng phần 1

Hà Giang thì lại có một phiên chợ tình gắn liền một câu truyện cổ tích tình yêu về chàng Ba và cô Út, đó chính là chợ tình Khâu Vai. Còn có một nét đặc trưng trong các phiên chợ ở Việt Nam đó là nơi mua may bán rủi, không chỉ dừng ở việc thỏa mãn sở thích mua sắm mà nó còn là nơi tìm hiểu về văn hóa địa phương gắn liền với văn hóa tâm linh.

Phiên chợ Âm Dương hay còn được gọi là chợ Âm Phủ ở làng Ó, Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh. Nó chỉ họp một lần duy nhất trong năm vào đêm ngày 4/1 đến sáng ngày 5/1 âm lịch. Theo huyền sử kể lại thì trước kia nơi đây từng là chiến trường và nơi đây có rất nhiều chiến sĩ tử trận, theo phong tục thì chợ họp vào ban đêm nhưng không ai được thắp đèn và hàng hóa chủ yếu chỉ có giấy tiền, vàng mã, trái cây được bày dưới đất và lót lá chuối khô.

Những phiên chợ Việt một nét văn hóa đặc trưng phần 1

 

Chợ mua bán nhưng không ai được mặc cả, không được nói to, tiền cũng không được đếm. Nếu ai đi chợ để cầu xin gì thì phải mang theo một con gà đen để cúng lễ Thành Hoàng làng Ó và trong khi đợi mặt trời lên thì người đi chợ mời nhau ăn trầu , uống nước và hát quan họ.

Bài viết cùng chuyên mục