
Với những phiên chợ Việt nét văn hóa đặc trưng, nó là một vốn sống quý giá nhất, khẳng định những tiềm năng phát triển du lịch văn hóa. 1. Tiềm năng phát triển Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì sự phát triển du lịch cũng rất quan trọng. Những […]
Với những phiên chợ Việt nét văn hóa đặc trưng, nó là một vốn sống quý giá nhất, khẳng định những tiềm năng phát triển du lịch văn hóa.
1. Tiềm năng phát triển
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì sự phát triển du lịch cũng rất quan trọng. Những phiên chợ nổi tiếng ở Việt Nam cũng rất thu hút nhiều du khách đến thăm bởi nó mang một vẻ đẹp dân tộc sâu sắc.
Do đó, chúng ta cần phải gìn giữ phát huy và bảo tồn nét sinh hoạt đáng quý, những phong tục, những phiên chợ để làm phát triển hơn ngành du lịch văn hóa của nước ta.
2. Những phiên chợ độc đáo
Chợ Viềng ở Nam Định được rất nhiều người biết đến như một phiên chợ cầu may mắn ở Phủ Giày nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh – một trong tứ bất tử một vị thần linh trong tín ngưỡng ở Việt Nam. Chợ được họp một phiên duy nhất vào ngày 8/1 âm lịch, đó là nơi tập hợp những sản phẩm của những làng nghề truyền thống ở Nam Định và các vùng khác trên lãnh thổ.
Chợ còn là nơi bán rất nhiều cây cảnh, giống cây ăn quả ngon của các vùng, hơn hết chợ còn được bán cả những đồ cũ, những vật dụng mà tưởng như không còn được sử dụng nữa. Một trong những nét đẹp độc đáo của phiên chợ này chính là người bán không hề nói thách giá còn người mua thì không cần mặc cả.
Theo quan niệm thì ý nghĩa của việc mua bán ở chợ Viềng là sự may mắn cho cả người mua và người bán, để đôi bên cùng vui vẻ. Chính vì thế mà chợ Viềng còn được gọi là chợ Cầu May, phiên chợ đã thu hút được rất nhiều khách thập phương về với chợ Viềng. Đối với họ không chỉ là đi du lịch, đi cầu may mà nó còn là dịp tìm về với nét độc đáo, mang một ý nghĩa linh thiêng riêng biệt, trở về với hồn thiêng dân tộc.
Nếu như ngoài Bắc có những phiên chợ núi mang đậm bản chất dân tộc thì ngược vào Nam nơi có những phiên chợ Nổi độc đáo và thú vị. Những phiên chợ mùa nước lớn, phương tiện mua bán trao đổi hàng hóa chính là ghe thuyền. Chợ Nổi là một phiên chợ xuất hiện tại những vùng sông nước và thuyền ghe là những phương tiện giao thông chính.
Địa điểm diễn ra những phiên chợ Nổi phải là khúc sông có diện tích rộng, nước không được cạn , mà cũng không sâu quá vì sâu quá sẽ ảnh hưởng đến việc neo đậu của thuyền ghe.
Đồng bằng sông Cửu Long từ bao đời nay với những chiếc ghe tam bản đặc trưng của ân cư sống ở đây theo năm tháng nơi đây đã dần hình thành những phiên chợ Nổi đặc trưng, nét đặc thù của miền Tây, miền sông nước Tây Nam Bộ.
Nếu đã nhắc đến chợ Nổi thì không thể không nhắc đến cái tên chợ Nổi Cá Bè và chợ Nổi Cần Thơ. Chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang một trong những khu chợ nổi nổi tiếng nhất Miền Tây, với về dày lịch sử chợ được hình thành từ khoảng thế kỉ XVIII. Là vùng giáp ranh giữa 3 tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre nơi được hình thành bởi cù lao Tân Phong.
Giống hầu hết tất cả phiên chợ khác ở Việt Nam, hàng hóa được buôn bán chủ yếu là thực phẩm tươi sống, hoa quả đặc sản địa phương. Chẳng khác nào những quầy hàng di động, đặc biệt khi đến với phiên chợ này bạn sẽ được hình thức tiếp thị, PR sản phẩm bằng một phương thức khá độc đáo.
Hàng hóa được tung hứng trên các ghe thuyền với nhau, để làm bật lên sự hiếu khách, phong cách sống phóng khoáng của những người dân ở nơi đây.Theo dọc chiều dài của mảnh đất hình chữ S này.
Chúng ta đi đến đâu cũng được chứng kiến, cảm nhận những nét văn hóa độc đáo thú vị, từ những phiên chợ tình trên những vùng núi cao, những phiên chợ cầu may chỉ họp vào đầu xuân và một nét văn hóa sông nước.