Để không bị nhầm lẫn với các dân tộc khác, người Xinh Mun có rất nhiều phong tục tập quán kì lạ, mà lại rất thú vị. Hãy cùng khám phá với chúng tôi nhé! 1. Lễ cúng lúa mới Ngày Tết của cộng đồng người Xinh Mun ở vùng Tây Bắc cũng chính là […]
Để không bị nhầm lẫn với các dân tộc khác, người Xinh Mun có rất nhiều phong tục tập quán kì lạ, mà lại rất thú vị. Hãy cùng khám phá với chúng tôi nhé!
1. Lễ cúng lúa mới
Ngày Tết của cộng đồng người Xinh Mun ở vùng Tây Bắc cũng chính là ngày cúng ma bản để xua đuổi đi mọi tai ương. Vào ngày này, mỗi một gia đình đều phải đóng góp, gạo, rượu và tiền để mua một con lợn để làm lễ cúng và sau đó là nhảy múa và ca hát linh đình.
Theo phong tục từ xa xưa thì vào ngày cũng ma bản, một vị thầy mo sẽ làm bùa ngải để giết chết người đi theo hầu hạ ma bản. Tuy nhiên, hành động tàn nhẫn này đã được xóa bỏ từ rất lâu rồi, đến khi những bông lúa nhuộm vàng trên nương thì cũng chính là lúc tổ chức lễ cúng hồn lúa của họ diễn ra.
Nếu như gia đình nào mà chưa thực hiện nghi lễ này thì cho dù lúa có chín rụng bông thì cũng không được thu hoạch. Theo phong tục là thế bởi chưa cúng ông bà tổ tiên thì con cháu không được phép ăn.
Lễ cúng này phải có ít nhất 7 con vật sống ở trên rừng, 7 con vật sống ở dưới nước và các loại dưa được trồng ở trên nương, một quả dừa và 4 đến 5 ống cơm lam.
2. Nghi thức cưới độc đáo của người Xinh Mun
Ở các dân tộc khác của vùng núi Tây Bắc, mặc dù cũng đã rất quen với tục ở rể của các dân tộc như Thái, Dao hay Tày. Những quy định hà khắc chỉ có ở nghi thức cưới của người Xinh Mun, phong tục ở rể truyền thống hà khắc.
Nếu như cái bụng của một chàng trai và một cô gái đều đã ưng ý nhau, bố mẹ của chàng trai sẽ mang sang nhà gái một chai rượu đến hỏi vợ cho con. Nhà gái đồng ý thì nhà trai sẽ rót rượu bà 2 bên gia đình bắt đầu bàn về việc định ngày cưới hỏi.
Người Xinh Mun tổ chức lễ cưới hỏi cực kì đơn giản, nhà trai chỉ cần mang sang nhà gái một đôi gà hoặc là một con lợn, với 2 vò rượu cần. Nghi thức tổ chức rất nhanh chóng, sau lễ cúng tổ tiên và làm tằng tẩu cho cô dâu với ngụ ý là cô gái này đã có chồng và không ai được tăm tia chọc ghẹo nữa.
Qua nghi thức cưới đơn giản cũng cho thấy cái nghèo của người Xinh Mun, nhà gái tuy chịu thiệt về vật chất nhưng đổi lại họ sẽ có được một chàng rể có sức vóc, khỏe khoắn, có thể đảm đương những công việc nặng nhọc trong gia đình.
Và thời gian là rể ở nhà gái theo phong tục xưa là từ 8 đến 12 năm. Trong suốt khoảng thời gian đó, chàng trai đã được cắt đi cái mác là trai tân nhưng lại chưa được một lần chạm đến người vợ của mình.
Người Xinh Mun có luật tục hôn nhân rất khắt khe, sau khi cưới cấm tất cả các cặp vợ chồng trẻ động phòng với nhau. Nếu như vi phạm sẽ bị dân làng tẩy chay, gia đình từ mặt thậm chí phải bỏ làng, bản để đi đến nơi khác sinh sống.
Nhưng ngày nay, tục lệ hà khác đó cũng dần được thay đổi, những thủ tục lạc hậu mê tín và tục ở rể được cắt giảm dần. Bởi họ đã tiếp thu những ảnh hưởng văn hóa của nhiều dân tộc khác, thế nhưng họ vẫn giữ, kế thừa và phát huy được rất nhiều bản sắc dân tộc, phát triển nền văn hóa đặc trưng của họ trong cộng đồng các dân tộc tại Việt Nam ta.
Qua hai phong tục trên chắc hẳn bạn phần nào đã có thể hiểu hơn được con người và vẻ đẹp trong văn hóa của người Xinh Mun. Có thể là phong tục hà khắc nhưng điều đó nó vẫn làm nên những nét đặc trưng riêng, mang tiếng nói riêng của cộng đồng người Xinh Mun. Góp phần làm giàu đẹp thêm cho nền văn hóa dân tộc.