Wed, 05 / 2014 2:42 am | trinhtram

Người vừa phát hiện nhiều đồ gốm cổ là ông Lê Văn Ngọc, xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa). Những hiện vật bằng gốm được ông phát hiện trong khi đào đất làm gạch tại cánh đồng làng Cai nằm ngoài khu vực đê sông Chu, đoạn chạy qua địa bàn xã Hạnh […]

Người vừa phát hiện nhiều đồ gốm cổ là ông Lê Văn Ngọc, xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa). Những hiện vật bằng gốm được ông phát hiện trong khi đào đất làm gạch tại cánh đồng làng Cai nằm ngoài khu vực đê sông Chu, đoạn chạy qua địa bàn xã Hạnh Phúc.

Hiện vật bằng gốm được ông Ngọc phát hiện khi đào đất làm gạch.
Hiện vật bằng gốm được ông Ngọc phát hiện khi đào đất làm gạch.

Theo ông Ngọc cho biết, trong quá trình đào đất làm gạch, khi vét sâu lớp đất mầu xuống khoảng 40cm để lấy lớp đất sét làm gạch thì ông phát hiện nhiều bình gốm xếp chồng lên nhau.

Sau khi đào lên, tại khu vực hố chôn này, ông Ngọc đã tìm thấy tổng cộng có 126 hiện vật bằng gốm với nhiều kích cỡ, kiểu dáng, loại hình khác nhau như: Vò gốm thân bầu, miệng thu nhỏ, thành miệng thẳng; âu, bát, nồi…

Bát gốm.
Bát gốm.
 
Nồi gốm có hình dáng bắt mắt.
Nồi gốm có hình dáng bắt mắt.

Ngay sau khi nghe tin ông Ngọc phát hiện hố chôn đồ gốm, nhiều người dân làm đồng xung quanh tưởng là nơi chôn của quý nên thi nhau đào khiến nhiều đồ gốm đã bị vỡ.

Theo nhận định ban đầu thì đây là những đồ gốm cổ. Tuy nhiên, chưa xác định được niên đại của những hiện vật này có từ thời nào.

Những hiện vật bằng gốm có nhiều hoa văn khác nhau và còn khá nguyên vẹn.
Những hiện vật bằng gốm có nhiều hoa văn khác nhau và còn khá nguyên vẹn.
Nguồn: dantri
Bài viết cùng chuyên mục