Phong tục tập quán trong hôn nhân của người Nùng là một nét đẹp văn hóa truyền thống ở Hà Giang. Khi chuẩn bị lễ cưới người ta phải tiến hành từng bước, từng khâu và từng nghi lễ theo phong tục tập quán cổ truyền của từng dân tộc. Trong đó, việc đón cô […]
Phong tục tập quán trong hôn nhân của người Nùng là một nét đẹp văn hóa truyền thống ở Hà Giang.
Khi chuẩn bị lễ cưới người ta phải tiến hành từng bước, từng khâu và từng nghi lễ theo phong tục tập quán cổ truyền của từng dân tộc. Trong đó, việc đón cô dâu là một khâu vô cùng quan trọng. Đón dâu có thành công hay không là do những người đại diện bố mẹ nhà trai thì sau này đôi vợ chồng trẻ làm ăn mới được may mắn, mọi mặt đều khá giả hoạt bát, con cái đông vui và dễ có địa vị trong xã hội.
Lễ đón dâu phải đúng thời gian qui định đã được ước hẹn trong lễ báo ngày cưới vì ngày tốt đã chọn, đoàn chú rể bắt đầu từ nhà trai sang nhà gái để đón dâu. Theo phong tục tập quán của người dân tộc là kiêng con số lẻ. Vì thế đoàn đón dâu bên nhà trai phải là 8 đến 10 người có từ 4 đến 6 người là con gái đi đón dâu cộng với đôi vợ chồng trẻ đã xây dựng gia đình làm đoàn trưởng thay mặt nhà trai làm các thủ tục theo yêu cầu của nhà gái
Đoàn chú rể đến các chàng trai cô gái đi đón dâu đều mặt quần áo mới, khăn giày mới đặc biệt là chú rể cái gì cũng mới. Khi đoàn chú rể lên đường bố mẹ hoặc ông thầy cúng đưa cho chú rẻ một cái ô đã mở sẵn và quẳng cho chú rể một chiếc khăn bằng vải đỏ từ vai dài đền hông để dân làng biết đó là chú rể đi đón dâu và chúc đoàn đi trên đường gặp mọi sự may mắn, tốt lành đi đến nơi về dến chốn.
Đoàn chú rể ở nhà ra đi đúng giờ và đến nhà cô dâu cũng phải đúng giờ qui định. Gia đình nhà trai cử một đại diện có đủ khả năng giải quyết mọi việc và mọi nghi lễ khi đến nhà gái và một đôi vợ chồng trẻ đã có con không bệnh tật, ốm đau ăn nói hoạt bát hiểu biết các câu đối đáp của nhà gái trong lễ cưới và thuộc nhiều bài hát lướn mừng đám cưới và có tài ứng khẩu thành văn tại chỗ.
Phù rể phải là những chàng trai chưa có vợ hoạt bát, nhanh nhẹn, biết hát nhiều bài hát lướn để mừng đám cưới càng nhiều càng tốt để ứng dụng khi tiếp xúc với bạn gái, bạn trai ở nhà cô dâu. Các phù dâu cũng là người chưa chồng, hiền lành, nết na cũng phải thuộc nhiều bài hát lướn mừng đám cưới.
Khi đoàn chủ rể đến nhà gái đón dâu. Nhà gái chuẩn bị cho các cô gái mang nước chờ sẵn chờ chú rể đến nhà, chú rể phải cúi lạy bàn thờ tổ tiên và các cụ trong mâm cỗ. Các cô gái chờ dịp té nước vào chú rể, chú rể bị té nước nhiều đó là điều may mắn.
Theo tập quán của dân tộc Nùng khi gả chồng cho con cái gia đình phải mua sắm cho con cái một ít đồ dùng cần thiết gọi là của hồi môn. Ngày nhà trai đón dâu cô gái sẽ mang của hồi môn về nhà chồng như: chăn màn, áo váy, 2 cái hòm đựng đồ dùng hàng ngày, 2 cái chiếu cói, 2 khăn rửa mặt và 2 bộ quàn áo cho bố mẹ chồng… Vấn đề mua sắm này dẫn đến việc thách cưới của bên nhà gái to hay nhỏ. Cho nên họ quan tâm chăm lo tổ chức cưới thật chu đáo cho con. Lễ cưới càng linh đình thì càng đông vui, người Nùng coi đó là bước đầu xây dựng hạnh phúc lớn và cuộc tình duyên bền vững lâu dài.
Theo dantocviet