Người kinh chuẩn bị với tết thanh minh thì đồng bào thái trắng lại có tập tục mới gọi là tết chiêng xam với biểu tượng cho những cái mới, là cúng quần áo mới cho tổ tiên ông bà vào dịp này. Mời các bạn xem thêm: vat lieu bao on Trước ngày Tết Thanh […]
Người kinh chuẩn bị với tết thanh minh thì đồng bào thái trắng lại có tập tục mới gọi là tết chiêng xam với biểu tượng cho những cái mới, là cúng quần áo mới cho tổ tiên ông bà vào dịp này.
- Mời các bạn xem thêm: vat lieu bao on
Trước ngày Tết Thanh minh, đồng bào Thái trắng cùng anh em họ hàng, con cháu đều lên mộ của người thân để dọn dẹp "cải mộ", sửa sang lại cho gọn, cho đẹp để ông bà đón Tết. Trên mộ nào cũng được cắm một cái "phận péo" – nghĩa là cờ bằng giấy để cắm trên mộ, với có ý nghĩa tượng chưng cho những cái mới, là quần áo mới cho tiên tổ ông bà.
Ông Lò Văm Sum thắp hương mời tổ tiên về ăn Tết. |
Mộ của người Thái thường được đắp bằng đất, đá. Nhà nào có điều kiện thì cũng xây bằng gạch. Trước mộ có để một hòn đá tượng chưng cho con chó; phía sau cũng để một hòn đá tượng chưng cho con mèo để chúng canh gác mộ. Khi bà con đến cúng sẽ cúng cũng thắp hương cho cả hai con vật này.
Anh Tòng Văn Linh thắp hương cho hòn đá tương trưng cho chó đá trước mộ. |
Sau khi cúng trên mộ về, người lớn tuổi trong nhà hoặc đàn ông đứng đầu trong gia đình sẽ tổ chức cúng tổ tiên tại gia. Mỗi gia đình đều lập ba bàn lễ cúng, một cho tổ tiên, một cho thổ công và còn lại là cho “khách” qua đường. Bài cúng của đông bào Thái trắng trong Tết Thanh cũng giống như người Kinh, đó là mời tiên tổ về cùng ăn Tết. Mỗi lời khấn chúc thể hiện sự tôn kính. Họ mong được tiên tổ phù hộ bình an và sức khoẻ, làm ăn phát đạt, cầu cho mùa mang tươi tốt, thuận lợi, trâu bò lợn gà đầy nhà, đầy sân.