Mon, 06 / 2013 2:03 am | helios

Sau nhiều năm bị gián đoạn, đây là lần thứ hai Lễ hội Ná Nhèm của người Tày, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) được phục dựng. Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”. Ảnh: Internet Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”. Người già ở Trấn […]

Sau nhiều năm bị gián đoạn, đây là lần thứ hai Lễ hội Ná Nhèm của người Tày, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) được phục dựng.

Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”. Ảnh: Internet

Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”. Người già ở Trấn Yên cũng không ai biết rõ lễ hội có từ bao giờ, chỉ biết rằng trước kia hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, dân làng lại nô nức kéo về đình mở hội. Bên cạnh nghi thức cúng thành hoàng, lễ hội Ná Nhèm còn tái hiện sự tích đánh giặc giữ làng.

Ngay từ sáng sớm bốn ông lềnh trưởng phải mang lễ vật đến Đình, Miếu để ông Mo và hai ông hội làm lễ mời các thần về dự hội. Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các lễ vật gồm một mâm xôi trắng, một con gà giò chưa gáy, một cỗ bánh tề (gồm 12 chiếc), một thủ lợn và ba đĩa thịt lợn luộc, rượu, 1 đĩa trầu, 3 nén hương, một đôi nến, 1 bình nước lấy ở suối. Ông Mo đứng trước tảng đá xin âm dương, đọc bài văn cúng thần, tỏ lòng biết ơn thần đã giúp đỡ dân làng với tâm thành mời thần về dự hội, báo cáo với thần linh bắt đầu chuẩn bị về lễ, mời thần về ngự.ads: tuyển sinh cao đẳng dược bộ quốc phòngxét tuyển học bạ THPT.

Sau khi làm lễ xong, nhân dân trong vùng vào hội ở đình làng. Bốn ông sắm vai tướng phải đợi đến khi gà gáy sáng thì tiến về đình men dọc theo đoạn suối Phai huyền ngược dòng nước chảy. Hai ông Chánh tướng đội mũ, mũ có hai sừng gắn lông công (hoặc đuôi gà Lôi), tóc đuôi sam giả đeo dài tới khuỷu chân, râu dài, mặc áo dài màu chàm nâu, thắt lưng bằng rơm bện, chân mang xà cạp, đi giày đen. Hai ông phó tướng cũng thắt lưng, xà cạp đội mũ. Khi đi ngang qua Đình, 4 ông tướng phải khom lưng, cúi đầu, thể hiện sự cung kính đối với thần. Khi đến Nà Du (bãi ruộng ven suối cách đình khoảng 50m) thì bước đi theo kiểu hành quân, tay phải giơ cao tay chào, tay trái đánh mạnh ra sau, miệng cười vang và gặp quân ở đó cùng cờ lọng, chiêng trống… đã đợi sẵn. Bốn ông tướng đứng lại ở đó chỉnh đốn hàng ngũ và chờ ông Mo, 2 ông hội cùng những người khiêng long ngai ra thì lên đường tiến quân về Miếu.

Phần hội, thu hút đông đảo người dân tham dự, các trò chơi và diễn trò sỹ – nông – công – thương ở lễ hội Ná Nhèm khá đặc sắc. Để trò diễn được thành công bên cạnh việc lựa chọn những người khỏe mạnh, có giọng hát và năng khiếu trong việc trình diễn trước đám đông, việc luyện tập, khớp các đoạn thoại, đoạn kịch một cách chi tiết và tỉ mỉ thì trang phục và đạo cụ cũng là một trong những nhân tố quan trọng làm nên thành công của trò diễn. Trang phục và đạo cụ của trò diễn là những vật dụng, dụng cụ sinh hoạt hằng ngày gắn liền với nghề nghiệp như: sỹ, nông, công, thương, thợ giác (Mộc), ngư, tiều, canh, mục và nghề bán kén.



Các trò chơi và diễn trò sỹ – nông – công – thương ở lễ hội Ná Nhèm khá đặc sắc. Ảnh: Internet

 

Sau hơn 50 năm bị gián đoạn, lễ hội tổ chức đảm bảo gìn giữ, bảo tồn và phát huy những nét truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng được nhu cầu văn hóa lễ hội của cộng đồng, nhân dân thì trước đó, công tác sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, chuẩn bị cho ngày chính thức diễn ra lễ hội đã được tiến hành hết sức công phu, cẩn thận, chu đáo. Trong đó, bên cạnh sự quan tâm tích cực của ngành văn hóa thì còn có sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự hưởng ứng giúp sức của các tầng lớp nhân dân. Do đó, lễ hội đã được tổ chức thành công tốt đẹp, thu hút đông đảo nhân dân, du khách gần xa về dự.



Theo cinet

Bài viết cùng chuyên mục