dịch vụ vận chuyển nhà bắc nam dịch vụ vận chuyển nhà bắc nam công ty chuyển nhà kiến vàng Dịch vụ chuyển nhà Tây Hồ Dịch vụ chuyển nhà Tây Hồ tư vấn phong thủy xây nhà tư vấn phong thủy xây nhà gia vị nem nướng nha trang gia vị nem nướng nha […]
Các giai nhân Hà Thành xưa đã trở thành cảm hứng của rất nhiều nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ sáng tác ra những tác phẩm bất hủ. Trong bài viết hôm nay hyax cùng chúng tôi điểm danh tứ đại giai nhân Hà Thành một thời vang bóng.
Từ những năm thập kỷ 30 của thế kỷ trước, người dân Hà Thành đã thường xuyên nhắc đến tứ đại giai nhân bao gồm: cô Phượng hàng Ngang, cô Síu Cột Cờ, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. Đây đều là những giai nhân vang bóng một thời làm bao nhiêu chàng trai phải mê đắm.
Cô Phượng Hàng Ngang
Những người Hoa Kiều ở Hàng Ngang xa xưa nói rằng, cặp lông mày của cô Phương là lông mày “yên my”. Lông mày như mây như khói. Cặp mắt được ví như “bán thụy phượng hoàng” – phượng hoàng nửa thức nửa ngủ mơ màng đắm say.
Cô Phượng nổi tiếng nhất trong tứ đại giai nhân Hà Thành. Sau mối tình nổi tiếng với nhà báo Hoàng Tích Chu, cô Phượng đã trải qua những cảnh ngộ đau thương và bi kịch. Cuối đời ra đi trong lặng lẽ mà không có người đưa tiễn.
Cô Síu Cột Cờ
Cùng thời có cô Síu Cột Cờ là con của nhà văn Lý Ngọc Hưng. Ngày nay không còn quá nhiều tư liệu và hình ảnh về cô Síu nữa. Nhưng trong giai đoạn đó đây cũng là giai nhân nức tiếng Hà Thành khiến cho các chàng trai mê đắm.
Cô Nga Hàng Gai
Cô Nga Hàng Gai cũng được xem là biểu tượng nhan sắc một thời của vùng đất Hà Thành. Là con của nhà tư sản buôn bán lớn trên phố Hàng Gai từ nhỏ cô được cưng chiều và dạy dỗ kĩ càng. Nhan sắc của cô được đánh giá là nghiêng nước nghiêng thành khiến cho các chàng trai mê đắm.
Cô Bính Hàng Đẫy
Cô Bính Hàng Đẫy là một trong những giai nhân có cuộc đời may mắn nhất. Cô là con gái của nhà tư sản Đỗ Lợi nổi tiếng về thầu khoán nhận xây các công trình lớn trong thành phố. Từ bé đã được chăm chút dậy lễ nghi rất đầy đủ.
Cô Bính rất thích mặc áo dài đen nên người Hà Thành gọi cô là “giai nhân áo đen”. Sau mối tình không thành với nhà thơ bạc mệnh Nguyễn Nhược Pháp. Cô Bính kết hôn với kỹ sư Bùi Tường Viên là em trai của luật sư nổi tiếng Bùi Tường Chiếu.
Cuộc đời của cô có những lúc thăng trầm khi gia đình phải đi tản cư. Trong những năm đất nước chiến tranh khó khăn cô đã từng phải đi bán bún kiếm thêm thu nhập. Nhưng với gia đình hạnh phúc trọn vẹn cô được xem là giai nhân may mắn nhất.