Một trong những nét văn hóa độc đáo của người Chu Ru đó chính là phong tục bắt chồng của những thiếu nữ dân tộc ở Lâm Đồng. 1. Vài nét cơ bản Là một dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Mã Lai, người Chu Ru có khoảng 10.000 nhân khẩu tập trung sống […]
Một trong những nét văn hóa độc đáo của người Chu Ru đó chính là phong tục bắt chồng của những thiếu nữ dân tộc ở Lâm Đồng.
1. Vài nét cơ bản
Là một dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Mã Lai, người Chu Ru có khoảng 10.000 nhân khẩu tập trung sống chủ yêu ở tỉnh Lâm Đồng. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Chu Ru là một nhóm con cháu của người Chăm, từng sinh sống ở vùng duyên hải nhưng vì một số lý do lịch sử nào đó mà họ phải rời bỏ quê hương tìm đến một vùng đất mới và đặt tên cho mình là Chu Ru.
Họ sống định cư trên cơ sở một truyền thống nông nghiệp lâu đời, ngoài việc trồng trọt họ còn chăn nuôi, trồng dâu nuôi tằm và có một cuộc sống ổn định. Người Chu Ru họ cong biết đan lát, có cả các làng nghề nổi tiếng với nghề làm gốm.
Trong văn hóa họ vốn có một hệ thông ca dao tục ngữ phong phú, nổi bật nhất là những câu ca tụng chế độ mẫu hệ, đề cao người phụ nữ trong xã hội. Người Chu Ru có rất nhiều phong tục độc đáo đặc biệt nhất là tục bắt chồng.
2. Phong tục bắt chồng của người Chu Ru
Nếu một cô gái Chu Ru để ý một chàng trai nào đó thì cô sẽ nói chuyện với cha mẹ để gia đình làm lễ đến hỏi cưới chàng trai. Ba tháng của mùa xuân sẽ là thời điểm nhà gái chọn ngày và mang hoa quả đến nhà trai dò hỏi.
Nếu gia đình nhà trai từ chối thì nhà gái ra về và tiếp tục cho đến khi nhà trai đồng ý mới thôi. Lần tiếp theo đến thì cô gái sẽ không đi cùng gia đình để tránh mất mặt, nhà gái đi đông hơn để cố gắng thuyết phục nhà trai và đi vào buổi tối để tránh tai tiếng. Nếu chàng trai từ chối thì những người đàn ông trong nhà gái cố tìm cách đeo nhẫn vào tay chàng trai cho bằng được.
Cặp nhẫn cưới của người Chu Ru được tạo nên bởi rất nhiều vật liệu khác nhau. Ngoài bạc ra, nhẫn sẽ được làm từ phân trâu, sáp ong và đất sét, bởi người Chu Ru quan niệm rằng trâu là một con vật rất linh thiêng, nó là biểu tượng cho sự ấm no, hạnh phúc và sự sung túc của gia đình, sáp ong là cái thể hiện sự cần mẫn và chăm chỉ làm việc như những chú ong.
Nếu trong trường hợp chàng trai không đồng ý hôn sự này có thể trả lại nhẫn cho nhà gái và phảo chuẩn bị rượu, thịt trâu để đền lại cho nhà gái. Còn nếu như hai bên gia đình đã đồng thuận thì nhà gái sẽ chuẩn bị lễ vật đầy đủ để sang đón rể.
Nhà trai được quyền thách quà cưới, ngoài những đồ vật cần thiết như nhẫn, hạt cườm thì còn có những chiếc khăn xanh, khăn trắng. Nhà trai yêu cầu như thế nào thì nhà gái phải đáp ứng đầy đủ.
Trước khi tổ chức hôn lễ thì cô dâu sẽ phải ở nhà chồng 1 tuần, để làm những công việc nội trợ và nhiều công việc nặng nhóc khác. Đặc biệt, cô dâu sẽ phải tự bỏ tiền ra để trang bị những vật dụng cần thiết cho nhà chồng. Kết thúc 1 tuần là nhà gái đem lễ vật đến để nhà trai thiết đãi họ hàng và bà con trong bản, cuối cùng, chàng rể sẽ theo nhà gái về nhà gái.
Trong ngày cưới, nhà gái và nhà trai sẽ tiến hành những thủ tục trước khi về nhà cô dâu. Sauk hi dặn dò, chia hồi môn, mẹ cô dâu sẽ buộc 2 người lại với nhau và trùm khăn lên cho cô dâu. Đó là một nghi thức rất quan trọng cũng như là một nghi thức để chúc phúc cho 2 người luôn hạnh phúc và sát cánh bên nhau. Chàng trai sẽ ở rể khoảng 1 năm và tiếp tục một số nghi thức khác.
Tục bắt chồng của người Chu Ru hiện nay vẫn còn được tồn tại ở rất nhiều bản làng của tỉnh Lâm Đồng. Tất cả chúng đều là một nét văn hóa rất riêng, góp phần làm đa dạng thêm nên văn hóa của nước ta.