Người Dao ở Lào Cai gồm ba nhóm ngành: Dao đỏ (Dao đại bản), Dao họ (Dao tiểu bản), Dao tuyển (Dao làn tẻn), cứ trú ở 8/9 huyện, thành phố thuộc tỉnh Lào Cai. Ở Sa Pa, chỉ có ngành Dao đỏ cư trú là chủ yếu họ phân bố tập chung ở các […]
Người Dao ở Lào Cai gồm ba nhóm ngành: Dao đỏ (Dao đại bản), Dao họ (Dao tiểu bản), Dao tuyển (Dao làn tẻn), cứ trú ở 8/9 huyện, thành phố thuộc tỉnh Lào Cai. Ở Sa Pa, chỉ có ngành Dao đỏ cư trú là chủ yếu họ phân bố tập chung ở các xã Tả Phìn, Nậm Cang, Giàng Tả Chải…
Thờ cúng tổ tiên được người Dao đỏ đặc biệt quan tâm, chú ý. Trong nhà bất cứ người Dao đỏ nào dù nghèo khổ đến đâu cũng phải có bàn thờ tổ tiên. Họ coi tổ tiên ở trong nhà như thần bản mệnh, vì vậy trong gia đình có công việc gì như cưới xin, làm nhà, ốm đau… đều cúng khấn đến tổ tiên, báo cáo với tổ tiên cho tổ tiên biết để phù hộ cho con cháu, ngoài những lúc có công việc ra họ thường cúng vào dịp từ 25 tết đến 15 tháng giêng, mời tổ tiên về cùng con cháu ăn tết, với nội dung một năm cũ đã qua nhờ có tổ tiên phù hộ, giúp đỡ một năm qua gia đình con cháu làm ăn thuận lợi, chăn nuôi phát triển nay gia đình có lễ vật cúng tạ ơn tổ tiên và bước sang năm mới tổ tiên phù hộ một năm mới mọi người trong gia tộc, dòng họ được khoẻ mạnh, mưa thuận gió hoà, cho mùa màng bội thu, gia súc gia cầm phát triển không bị dịch bệnh.
Người Dao quan niệm họ chỉ coi tổ tiên của họ từ 5 đời người đến đời thứ 9 thì họ không còn thờ nữa, qua đời thứ 9 họ cho là đã ra ma, quỷ, trong đời thứ 5 trở lại dòng họ nào khá giả được con cháu ghi tạc thành tranh thờ (ghi tên, tuổi ông bà cụ kỵ) cũng chỉ đến đời thứ 9 rồi lại phải hoá đi.
Lễ vật cúng tổ tiên: 1 con lợn 40 – 50kg, 1 con gà, bánh chưng đen, bánh dầy, giấy vàng tiền âm. Nhà nào không biết cúng phải mời thầy về cúng giúp tại bàn thờ tổ tiên ở gia đình.
Ngày nay tục thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì và là một nghi lễ tốt đẹp thể hiện truyền thống và tấm lòng hiếu kính đối với tổ tiên của người Dao đỏ.