Mon, 03 / 2013 4:56 am | admin2

Cộng đồng người Chăm là một trong 4 dân tộc cùng chung sống ở An Giang, với trên 2.500 hộ, trên 13.700 người (chiếm 0,61% dân số). Phần lớn đồng bào Chăm sống dọc theo sông Hậu ở các xã Vĩnh Trường, Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình, Đa Phước thuộc huyện An Phú và […]

Cộng đồng người Chăm là một trong 4 dân tộc cùng chung sống ở An Giang, với trên 2.500 hộ, trên 13.700 người (chiếm 0,61% dân số). Phần lớn đồng bào Chăm sống dọc theo sông Hậu ở các xã Vĩnh Trường, Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình, Đa Phước thuộc huyện An Phú và các xã thuộc các huyện khác như Châu Phong, Phú Hiệp, Khánh Hòa, Vĩnh Hanh và phường Mỹ Long (thành phố Long Xuyên).

Đồng bào dân tộc Chăm sống quần tụ, hòa thuận, đùm bọc tương trợ lẫn nhau theo từng làng xóm; hầu hết theo đạo Hồi giáo Islam; mỗi xóm đều có thánh đường và có 01 vị giáo cả do cộng đồng bầu lên đứng đầu.

Cuộc sống của đa số đồng bào Chăm ở An Giang trước đây chuyên nghề chài lưới và mua bán nông sản qui mô nhỏ, phụ nữ dệt vải, thêu đan, nay chỉ còn một số ít hộ còn sống bằng nghề chài lưới, dệt vải, đa số chuyển sang mua bán nhỏ, chăn nuôi và một số sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chăn nuôi. Nghề dệt ở xã Châu Phong (huyện Tân Châu) là nghề thủ công truyền thống, sản phẩm được bán ra thị trường trong nước và hợp tác xuất khẩu sang thị trường Malaysia, Campuchia…

Những năm qua, ở các khu vực đồng bào Chăm, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, phát triển. Cầu, đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, điện lưới quốc gia, hệ thống cấp nước sinh họat…được đầu tư xây dựng. Các Trung tâm cụm xã đều có chợ để việc mua bán của bà con được thuận lợi. Nhiều Chương trình, đề án, chính sách hổ trợ của Trung ương và của tỉnh như các Chương trình 135, 134, chương trình điện nước nông thôn, chương trình hỗ trợ vốn để khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, đào tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, vv…đã đuợc thực hiện từ nhiều năm qua.

Phong trào “Tòan dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được bà con dân tộc Chăm hưởng ứng thiết thực. Đến nay, toàn tỉnh có gần 1.900 hộ dân tộc Chăm được công nhận gia đình văn hóa. Lễ hội văn hóa-thể thao của đồng bào Chăm không ngừng được cải tiến về nội dung và hình thức, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh họat văn hóa, tinh thần của bà con và đã được nâng lên thành một trong những lễ hội chính thức của tỉnh, được luân phiên tổ chức hàng năm tại hai huyện có đông đồng bào Chăm là An Phú và Tân Châu. Một số tập tục lạc hậu cũng được bỏ dần; ngày nay thanh thiếu niên Chăm được khuyến khích tham gia các họat động văn nghệ, thể thao, giao lưu biểu diễn, tham dự hội thao cấp khu vực và tòan quốc…

Về giáo dục-đào tạo, hiện nay có 2 trường tiểu học dạy song ngữ Việt-Chăm ở Khánh Hòa (Châu Phú) và Phú Hiệp (Phú Tân); chưa có trường trung học phổ thông dân tộc nội trú dành cho con em người Chăm. Học sinh dân tộc Chăm trong tỉnh được miễn học phí và miễn đóng góp các lọai quỹ. Hàng năm, học sinh người dân tộc Chăm được cử tuyển và hệ đại học và dự bị đại học trên duới 10 em; học sinh, sinh viên đi học ngòai tỉnh còn được học bổng và trợ cấp theo quy định.             

Để chăm sóc sức khỏe cho bà con, ở tất cả các xã có đồng bào dân tộc Chăm đều có Trạm y tế kiên cố, mỗi trạm đều có đủ các chức danh bác sĩ, hộ sinh, dược…theo qui định, được trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị và kinh phí họat động. Ngành y tế còn thường xuyên tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các hộ diện chính sách, hộ nghèo là người Chăm ở các địa phương trong tỉnh. Các họat động tuyên truyền về vệ sinh phòng bệnh, dân số-kế họach hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, nuôi con khỏe dạy con ngoan, vệ sinh môi trường, vệ sinh an tòan thực phẩm… được tiến hành thường xuyên, góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức bảo vệ sức khỏe trong cộng đồng dân tộc Chăm.

Hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc Chăm đuợc quan tâm củng cố. Nhiều cán bộ người dân tộc Chăm tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đòan thể. Mối quan hệ thân thiện giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể với các vị giáo cả, người tiêu biểu trong dân tộc Chăm ngày càng khắn khít, gắn bó…

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Chăm, vùng biên giới được giữ vững. Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh cùng Ban giáo cả các thánh đường luôn sát cánh cùng địa phương quản lý tốt cộng đồng người Chăm. Bà con đã tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, gây chia rẽ khối đại đòan kết tòan dân.

                                                                                         

Bài viết cùng chuyên mục