Tue, 01 / 2013 3:43 pm | helios

Sau khi giành lại độc lập, trong thế kỷ thứ X, đất nước còn đứng trước nhiều khó khăn do hậu quả hơn nghìn năm Bắc thuộc để lại. Dưới các vương triều Ngô (939-965), Đinh (969-979), Tiền Lê (980-1009), chính quyền độc lập còn non trẻ, các thế lực cát cứ nhiều lần trỗi […]

Sau khi giành lại độc lập, trong thế kỷ thứ X, đất nước còn đứng trước nhiều khó khăn do hậu quả hơn nghìn năm Bắc thuộc để lại.

Dưới các vương triều Ngô (939-965), Đinh (969-979), Tiền Lê (980-1009), chính quyền độc lập còn non trẻ, các thế lực cát cứ nhiều lần trỗi dậy, đặc biệt quan trọng là loạn Mười hai sứ quân (965-968) đã làm sụp đổ triều Ngô. Từ phương Bắc, triều Tống (960-1279) cũng lăm le xâm lược. Cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo đã khẳng định chủ quyền quốc gia và cuộc đấu tranh dẹp loạn Mười hai sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh đã xác lập nền thống nhất đất nước. Đó là những thắng lợi trọng đại tạo lập điều kiện đưa đất nước bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển mạnh mẽ dưới các vương triều Lý (1010-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), và Lê (1428-1527) với tên nước Đại Việt (Đại ngu dưới triều Hồ) và kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Đó là kỷ nguyên văn minh Đại Việt và nền văn hóa Thăng Long rực rỡ trong lịch sử Việt Nam. Nông nghiệp trồng lúa nước vẫn là nền tảng của văn minh Đại Việt. Nhiều công trình khai hoang của nhà nước (đồn điền), của quý tộc (trang trại, điền trang) và của nông dân (lập làng) được thực hiện thành công, mở rộng đất đai trồng trọt và xóm làng xuống vùng đồng bằng ven biển, vùng trung du và miền đất chưa khai phá phía nam. Hệ thống đê sông, đê biển do nhà nước quản lý được xây dựng quy mô lớn và hàng năm được bồi trúc, bảo vệ tốt. Nhiều kênh đào được mở mang để phát triển giao thông đường thủy và để tưới tiêu cho đồng ruộng. Trong nông thôn nhiều làng thủ công nghiệp ra đời và hệ thống chợ làng phát triển. Cùng với nông dân, tầng lớp thợ thủ công, thương nhân có xu hướng tăng nhanh, nhưng cuộc sống vẫn gắn bó với nông nghiệp. Trong quan hệ buôn bán với trong nước và nước ngoài, một số thành thị và thương cảng trở nên phồn thịnh, tiêu biểu là Thăng Long (Hà Nội) và Vân Đồn (ngoài hải đảo, Quảng ninh). Trong hoàn cảnh độc lập và phát triển, nền văn hóa dân tộc cùng bước vào thời kỳ phục hưng. Di sản văn hóa cổ truyền được kế thừa và nâng cao trên cơ sở lao động sáng tạo của nhân dân và giao lưu văn hóa với nước ngoài. Nền văn hóa Thăng Long đã cống hiến nhiều công trình và nhiều tên tuổi làm phong phú và rạng rỡ nền văn hóa dân tộc. Trong thời Lý, Trần, Phật giáo cùng Đạo giáo, Nho giáo đều được tôn trọng trong tinh thần bao dung tôn giáo của vương triều và của nhân dân. Ngoài ra các dòng Phật giáo du nhập từ bên ngoài, vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Trúc Lâm là một thiền phái Việt Nam. Cuối Trần, một số trí thức Nho giáo bắt đầu bài xích Phật giáo, và sang thời Lê, Nho giáo được đưa lên địa vị độc tôn. Đó cũng là lúc chế độ quân chủ tập quyền chuyển sang mô hình Nho Giáo. Nền giáo dục và thi cử cũng bắt đầu được xây dựng từ thời Lý với việc mở khoa thi đầu tiên năm 1075 và lập Quốc Tử Giám năm 1076. Chữ Hán được sử dụng như chữ viết chính thức của vương triều, nhưng từ chữ Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng Việt, Văn học chữ Hán, chữ Nôm đồng thời phát triển và để lại nhiều tác phẩm gắn liền với tên tuổi nhiều danh nhânvăn hóa, tiêu biểu là Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi… Bộ quốc sử đầu tiên mang tên Đại Việt sử ký được Lê Văn Hưu biên soạn và hoàn thành năm 1272. Văn hòa dân gian là cơ sở chủ yếu của văn hóa dân tộc cũng được hồi sinh và phát triển gắn liền với nhiều sinh hoạt phong phú, đa dạng của các làng xã. Hội làng thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu là dịp biểu thị tập trung các sinh hoạt văn hóa dân gian như đua thuyền, đấu vật chọi gà, ném còn, đánh phết, trình diễn hát chèo, hát tuồng, múa rối nước… Múa rối nước là một nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo của xứ sở sông nước, ao đầm và của nông nghiệp lúa nước, chỉ tìm thấy ở Việt Nam và đã phát triển mạnh từ đời Lý. Trong 5 thế kỷ phục hưng này, nước Đại Việt cũng phải nhiều phen cầm vũ khí chống ngoại xâm, lập nên nhiều vũ công hiển hách. Đó là kháng chiến chống Tống lần thứ II (1075-1077) dưới triều Lý do Lý Thường Kiệt lãnh đạo, ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (1258, 1285, 1287-1288) dưới triều Trần và vị thống soái kiệt xuất là Trần Quốc Tuấn. Bài thơ của Lý Thường Kiệt ra đời trong kháng chiến chống Tống được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên phận định tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư Kháng chiến chống Minh năm 1406-1407 do triều Hồ lãnh đạo bị thất bại vàaất nước bị triều Minh đô hộ trong 20 năm (1407-1427). Nhưng trong thời Minh thuộc đó, nhân dân ĐạiViệt nổi dậy khởi nghĩa gần như liên tục, và cuối cùng, khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) do Lê Lợi – Nguyễn Trãi tổ chức và lãnh đạo đã hoàn thành sứ mạng giải phóng dân tộc, bảoảmm cho đất nước tiếp tục những trang sử của kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi nêu cao ước vọng của dân tộc : "mở nền muôn thuở thái bình" Kỷ nguyên Đại Việt đã để lại những thành tựu trên cả hai lĩnh vực xây dựng và bảo vệ đất nước, vừa rực rỡ văn trị, vừa chói lọi võ công. Đó cũng là thời kỳ nâng cao cố kết dân tộc, tổwng thành của ý thức dân tộc và định hình tính cách dân tộc Việt Nam.

Xem thêm: máy chiếu sony chính hãng, máy chiếu giá tốt nhất, may chieu panasonic cao cấp bảo hành 3 năm

Bài viết cùng chuyên mục