Nghề chằm nón lá ở Tây Ninh đã xuất hiện tương đối khá lâu đời. Ngày nay, có nhiều nơi sản xuất nón lá được gọi là” xóm nón lá “ như ở ấp An Phú , An Hòa (Trảng Bàng ), “làng nón lá Ninh sơn”(Thị xã Tây Ninh). Họ làm được tất cả […]
Nghề chằm nón lá ở Tây Ninh đã xuất hiện tương đối khá lâu đời. Ngày nay, có nhiều nơi sản xuất nón lá được gọi là” xóm nón lá “ như ở ấp An Phú , An Hòa (Trảng Bàng ), “làng nón lá Ninh sơn”(Thị xã Tây Ninh). Họ làm được tất cả các loại nón: nón Bài Thơ(Huế), nón Bình Định, nón thêu , nón dày, nón thưa, vốn rất nổi tiếng ở miền Trung nhưng ở Tây Ninh không dễ kiếm lá buôn, dây thao, nguyên liệu làm nón Bài Thơ, ngược lại nguồn trúc và lá mật cật lại rất dễ tìm.
Người dân Tây Ninh chọn loại lá mật cật là nguyên liệu chính để làm nón. Đây là loại nón thông dụng dành cho người lao động và được sản xuất đại trà để bán hàng gọi là “nón hàng”, loại nón này khi gặp mưa vẫn thẳng, không bị dúm lại như các loại nón khác. Có 3 loại nón: nón thưa, nón dày, nón lỡ .
Muốn làm nón phải có cái khung chằm hình chóp có kích thước bằng chiếc nón lá. Nón làm bằng lá mật cật luộc chín, phơi khô và vuốt thẳng. Người ta xếp từng lá chồng dọc theo khuôn để chằm. Vừa chằm vừa gác các nan tre được chuốt nhỏ, đều và trùm lên khuôn để làm sườn nón lá .
Lá mật cật dược kết dính đều đặn tỉ mỉ, khéo léo với vòng nan tre bằng chỉ trong suốt.
Hầu hết các phụ nữ ở Ninh Sơn, cũng như ở An Phú, An Hoà đều biết chằm nón từ lúc còn rất nhỏ 5- 6tuổi.
Nón hàng làm nhanh hơn nón dày giá cả nón dày, đắt hơn nón hàng (gấp đôi). Nghề chằm nón không giàu nhưng với tiền lời ít ỏi từ công chằm nón đã giúp cho bà con ở đây có cuộc sống thanh đạm. Nón lá vốn là thành phần quan trọng trong trang phục của phụ nữ vùng nông thôn, là nét độc đáo riêng. Dẫu rằng ngày nay phụ nữ có xu hướng theo Âu hoá, nhưng hễ còn người dân ra đồng là còn cần chiếc nón lá.
Bên cạnh một số nghề thủ công truyền thống kể trên, ở Tây Ninh còn có một số nghề khác như: nghề đan lát sản xuất các sản phẩm bằng mây, tre, nứa. Nghề mộc sản xuất các sản phẩm tủ, bàn, sa lon, ghế… Nghề rèn sản xuất các sản phẩm công cụ và các công cụ sinh hoạt gia đình. Nghề đúc đồng. . . Cho thấy sự đa dạng, phong phú của bức tranh những nghề thủ công truyền thống ở Tây Ninh. Chính những nghề thủ công truyền thống ấy đã giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Ninh được nâng cao. Ngoài giá trị vật chất, các nghề thủ công còn tạo nên một bản sắc độc đáo cho từng địa phương làm đa dạng hoá nền văn hoá dân tộc Việt Nam.
Theo : sinhviendulich.net