Tue, 01 / 2013 3:02 am | helios

Hát Xoan, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, vẫn còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ của thời đại bình minh dựng nước. Nguồn gốc của Hát xoan Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể của vùng đất Tổ Hùng Vương. Nguồn gốc […]

Hát Xoan, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, vẫn còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ của thời đại bình minh dựng nước.

Nguồn gốc của Hát xoan

Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể của vùng đất Tổ Hùng Vương. Nguồn gốc của nó gắn với giai thoại của thời đại Vua Hùng dựng nước. Theo Truyền thuyết Hùng Vương, hát Xoan có từ thời dựng nước với sự tích, ngày xưa, có ba anh em vua Hùng đi tìm đất qua thôn Phù Đức vào buổi trưa và có nghỉ lại một khu rừng gần thôn. Từ khu rừng, các vị nhìn ra bãi cỏ trước mặt thấy có đám trẻ chăn trâu vừa chơi, vừa hát, vừa đánh vật, kéo co. Thấy vậy, Đức Thánh Cả liền bảo những người đi theo đem những bài hát mà họ biết dạy thêm cho lũ trẻ." Về sau, cứ hàng năm, đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch, dân làng phải làm bánh nẳng để cúng vào buổi trưa và thịt bò cúng vào buổi chiều ở miếu “Lãi Lèn” để thờ Đức Thánh Cả (vì dân trong thôn đã đãi Đức Thánh Cả, hai món đó). Tới ngày mồng hai, mồng ba tháng giêng âm lịch thì dân Phù Đức mở hội cầu, trong hội cầu họ diễn lại cảnh hát xướng, kéo co, đánh vật ở bãi. Lệ hàng năm phải hát xướng, cầu chúc bắt nguồn từ sự việc ấy, nên hát Xoan còn được gọi là ca Xoan, hát “Lãi Lèn.” Lại có một truyền thuyết khác cho rằng, vợ vua Hùng mang thai đã lâu, đến ngày sinh đẻ, đau bụng mãi mà không sinh được. Nhưng khi nàng Quế Hoa cất tiếng hát thì vợ Vua Hùng bỗng chốc vui vẻ, hết đau bụng và sinh được ba người con trai tuấn tú khác thường. Vua rất vui, truyền cho các công chúa và cung nữ đều học hát điệu hát này. Lúc đó vào mùa Xuân nên vua đặt tên các làn điệu múa, hát đó là hát Xoan. Chữ Xoan là từ chữ Xuân đọc trệch ra. Có lẽ vì vậy mà các làn điệu Xoan cổ đều được bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở địa bàn trung tâm bộ Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước. Các làng này nối nhau thành một dải, vắt từ sông Lô sang sông Thao, vòng phía trước núi Hùng – nơi có Đền Hùng, mộ Tổ – như một chuỗi ngọc trai. Chỉ trừ xã Tây Cốc lùi xa về Tây Bắc và Tử Du, Hoàng Thượng, Hạ Chuế (nay là tỉnh Vĩnh Phúc). Chính vì vậy, hát Xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ của thời đại bình minh dựng nước. Những dấu tích văn hóa Văn Lang-Hùng Vương cũng được bảo lưu trong các lễ hội vùng Xoan. Hầu hết các làng Xoan giữ cửa đình đều thờ các nhân vật thời Hùng Vương và các Vua Hùng.

Hát Xoan – một loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo Hát Xoan, còn có tên gọi là khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các Vua Hùng. Hát Xoan là một loại dân ca lễ nghi, phong tục gắn với hội mùa, thờ thành hoàng cũng như hát dặm, hát dô ở đồng bằng sông Hồng. Hát Xoan được tổ chức vào mùa Xuân, mở đầu cho mùa hát để đón chào năm mới. Các họ Xoan ở vùng đất Tổ lần lượt hát khai Xuân ở miếu đình làng xã, sau đó các họ Xoan sẽ đi hát lần lượt ở nơi khác. Hát có trình tự, gồm ba phần, đó là phần lễ nghi tôn giáo, phần trình diễn các quả cách và phần hát hội. – Hát vào thời gian nhất định: hát Xoan tổ chức vào mùa Xuân. Mở đầu cho mùa hát và để đón chào Năm Mới, các họ Xoan lần lượt khai Xuân ở đình, miếu làng nhà. Các phường đi hát từ ngày 5-1 âm lịch cho đến ngày 10-3 âm lịch (vào dịp lễ hội Đền Hùng). – Hát ở những điểm nhất định: Hát Xoan còn có tên gọi là “khúc môn đình” (hát cửa đình). Mỗi phường Xoan giữ một số cửa đình nhất định. Tục giữ cửa đình cũng có một ý nghĩa là tránh sự tranh chấp và dẫm chân lên nhau giữa các phường Xoan. Tục giữ cửa đình đã dẫn tới tục kết nghĩa. Hát Xoan giữ cửa đình và dân điạ phương kết nghĩa với nhau. Tục kết nghĩa cấm ngặt trai gái hai bên (dân và họ) kết hôn với nhau. – Hát Xoan có tổ chức rất chặt chẽ: Hát Xoan đòi hỏi phải tổ chức thành phường Xoan hoặc họ Xoan. Thường mỗi phường Xoan có một ông trùm, bốn năm kép và từ mười hai đến mười lăm đào. – Hát có trình tự nhất định: Hát Xoan phải theo trình tự đã quy định, gồm ba phần: phần lễ nghi tôn giáo, phần trình diễn các quả cách và phần hát hội + Phần lễ nghi tôn giáo: Hát Xoan có những lời chúc tụng, cầu khẩn và được trình diễn theo đúng nghi thức trước cửa đình, nói lên cảm xúc của con người trước thần linh sau đó là ca ngợi thánh thần. Những lời ca này thường là có sẵn. Đào và kép hát xen kẽ, lúc phụ họa lúc đuổi nhau. Múa hát rộn ràng, khỏe mạnh gây được không khí tưng bừng cho ngày hội. + Phần trình diễn các quả cách (làn điệu): Nội dung các quả cách bao gồm các mặt, hoặc mô tả đời sống và sinh hoạt của các tầng lớp người đương thời ở nông thôn hoặc ca ngợi cảnh vật thiên nhiên hoặc kể truyện cổ tích xưa. Mỗi quả cách thường có cấu trúc ba phần lad giáo cách (mở đầu) – đưa cách (phần giữa) – kết cách (phần cuối). Nối tiếp các quả cách thường có láy câu: “Các bạn họ ta lấy qua làn dậm là hỡi dậm nào dậm ấy cho qua” hoặc “Cách ấy cho qua, hỡi bạn chèo ta, giờ sang cách khác, giã tiệc này, ta là Đại Vương.” + Phần hát hội: Phần hát này mang tính chất trữ tình, phản ánh những nội dung giao duyên, yêu đương trai gái. Đây là giai đoạn ứng tác như hát ví, trống quân bao gồm các tiết mục múa, hát, dựng các hoạt cảnh, các trò chơi. Đây cũng là phần hứng thú và sinh động nhất trong cuộc hát Xoan nói chung. Nghệ thuật của hát Xoan phong phú, độc đáo nhất chính là ở giai đoạn này. Giai đoạn này thường được tiến hành theo các thứ tự: hát ghẹo-giao duyên, xin hoa đố chữ, hát đúm và giã cá. Giã cá hoặc mó cá được coi là tiết mục kết thúc quá trình diễn xướng của hát Xoan, có tiết tấu nhịp nhàng, khỏe, gần với tiết tấu của bài hát lao động. Điệu múa gồm mười hai đào Xoan và bốn chàng trai làng, múa hát vào lúc gần sáng trước bàn thờ thánh. Hát Xoan – di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp Hiện nay, toàn tỉnh Phú Thọ còn 69 nghệ nhân hát Xoan thì có tới 31 người có độ tuổi từ 80-104 và chỉ có 8 người có khả năng truyền dạy. Tổng số người tham gia các phường Xoan là 81 người thì chỉ có 49 người biết hát. Các di tích diễn ra hát Xoan thì chỉ có 15/30 di tích diễn ra hát cửa đình là còn tồn tại, còn 15 di tích đã mất hoàn toàn. Đa số những người yêu thích hát Xoan đều đã ngoài độ tuổi 60, còn những người trẻ tuổi không mấy quan tâm đến loại hình nghệ thuật này. Vì vậy việc truyền dạy hát xoan cho hế hệ trẻ đang gặp nhiều khó khăn do các nghệ nhân cao tuổi còn rất ít. Để khắc phục và phát huy những thế mạnh của những nghệ nhân cao tuổi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ cũng đã tổ chức mời các nghệ nhân hướng dẫn, truyền dạy loại hình nghệ thuật này cho thế hệ trẻ. Đồng thời, tỉnh còn gắn hát Xoan với du lịch, vừa góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giúp đồng bào có công ăn việc làm cải thiện cuộc sống, vừa tăng thêm phần hấp dẫn đối với du khách khi đến với Phú Thọ. Bên cạnh đó, những cuộc hội thảo, hội diễn, những băng hình về hát Xoan, những bài hát, những ca cảnh dựa trên làn điệu Xoan nhằm đưa làn điệu này tới mọi miền Tổ quốc và hơn nữa sẽ lan tỏa xa hơn, trở thành loại sản văn hóa phi vật thể của nhân loại nếu Hát Xoan giữ được cái hồn, cái cốt lõi của chính nó. Việc UNESCO công nhận hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại sẽ giúp cộng đồng sở hữu di sản ý thức được giá trị văn hóa của mình để gìn giữ và phát huy nó./.

Xem thêm: máy chiếu sony chính hãng, máy chiếu giá tốt nhất, may chieu panasonic cao cấp bảo hành 3 năm.

Bài viết cùng chuyên mục