Fri, 03 / 2014 7:05 am | trinhtram

Chùa Bái Chăm (tên Nôm là chùa Chăm, tên chữ là chùa Nhân Thọ) là ngôi chùa đã được xây dựng từ thời vua Trung Hưng. Tương truyền, ngày xưa, hoàng hậu họ Phạm, vợ vua Lê Dụ Tông đã về đây lập Quan Âm Thiền Tự, về sau để tri ân công đức của […]

Chùa Bái Chăm (tên Nôm là chùa Chăm, tên chữ là chùa Nhân Thọ) là ngôi chùa đã được xây dựng từ thời vua Trung Hưng. Tương truyền, ngày xưa, hoàng hậu họ Phạm, vợ vua Lê Dụ Tông đã về đây lập Quan Âm Thiền Tự, về sau để tri ân công đức của bà, nhân dân trong vùng đã lập lên chùa gọi là chùa Bái Chăm.

Tuy nhiên, do bom Mỹ đã tàn phá ngôi chùa cách đây 40 năm. Chỉ còn lại hệ thống đá, cột, xà và án hương. Với nhu cầu văn hóa tâm linh và tín ngưỡng của các tăng ni phật tử cũng như nhân dân trong vùng, năm 2010, chùa được tu bổ, tôn tạo lần đầu.

Sau một thời gian chuẩn bị mọi điều kiện về giấy tờ hợp pháp cũng như nguồn vốn, nhận được sự ủng hộ và tấm lòng hảo tâm của bà con tăng ni phật tử, các mạnh thường quân ở khắp mọi miền đất nước, Lễ đặt đá xây dựng chùa Bái Chăm chính thức được tổ chức từ 25/3 – 27/3.

Đúng 9h ngày 26/3, những viên đá đầu tiên được đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa cùng đại diện các ngành và chính quyền địa phương đặt xuống tạo nền móng đầu tiên của ngôi Đại Hùng Bảo điện.

Theo quy hoạch, chùa Bái Chăm được xây dựng gồm 7 công trình lớn nhỏ với tổng số vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa. Công trình được xây dựng trên diện tích hơn 5.500m2, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015, đầu năm 2016.

Đây không chỉ là công trình kiến trúc văn hóa tạo nên diện mạo cho thành phố Thanh Hóa mà còn là địa điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của bà con tăng ni, phật tử và nhân dân.

Bài viết cùng chuyên mục