Wed, 03 / 2014 9:14 am | buithiha

Thái Bình là một trong những cái nôi sản sinh ra nghệ thuật múa rối nước độc đáo giàn phơi thông minh Múa rối nước Thái Bình ra đời cho đến nay đã hơn 10 thế kỷ, nổi tiếng với trò rối tay, rối máy ở Chùa Keo – Vũ Thư, làng Đó – Quỳnh Phụ, […]

Thái Bình là một trong những cái nôi sản sinh ra nghệ thuật múa rối nước độc đáo giàn phơi thông minh

Múa rối nước Thái Bình ra đời cho đến nay đã hơn 10 thế kỷ, nổi tiếng với trò rối tay, rối máy ở Chùa Keo – Vũ Thư, làng Đó – Quỳnh Phụ, trò rối trên cây pháo hoa làng Nguyễn, trò rối nước làng Nguyễn, làng Đống… Ngày nay, khi nhắc tới nghệ thuật múa rối nước vùng đồng bằng sông Hồng, người trong nước và khách nước ngoài không thể không nhắc tới tên phường rối làng Đống xã Đông Các, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình – một đơn vị cổ truyền đã có mặt trong nhiều hội diễn nghệ thuật, hội diễn chuyên ngành ở Trung ương và địa phương. Với nhiều bằng khen, huy chương của nhà nước đã nói lên sự đóng góp quan trọng của phường vào công việc phát triển ngành nghệ thuật múa rối trong hoạt động văn hoá nghệ thuật của dân tộc.
Phường múa rối nước làng Đống là một trong bảy phường rối cổ truyền của tỉnh Thái Bình, cho đến ngày nay còn lưu giữ lại những nét độc đáo rất riêng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng mà theo như cách người Pháp gọi, nghệ thuật múa rối nước với những con rối duyên dáng là linh hồn của đồng ruộng Việt Nam. Các nghệ nhân làng Đống không chỉ biết múa mà còn tạc được cả tượng, cả con rối. Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc dân gian, là sản phẩm mỹ thuật tự tạo do những người nghệ nhân góp nhặt, tận dụng những gì sẵn có trong thiên nhiên. Dù chỉ là những vật dụng bình thường trong cuộc sống hàng ngày, nhưng qua bàn tay của họ – những người nghệ sĩ hầu hết đều là nông dân đã trở thành sản phẩm thẩm mỹ mang hơi thở và hồn quê Việt Nam.

Nhân vật quân rối được nghệ nhân tạc rất khéo, vừa giàu tính hiện thực, vừa mộc mạc trữ tình. Đó là những pho tượng nhỏ bằng gỗ, sơn đủ các màu dân tộc – màu của đất nâu, biển biếc, của núi rừng canh ngắt – màu của tranh vẽ dân gian…Chú Tễu trong những con rối là hình ảnh đặc trưng, thể hiện rõ nhất những gửi gắm tâm tình của người nghệ nhân. Đây là quân rối lớn nhất – hình tượng một trai cày khoẻ mạnh, béo tròn, phốp pháp, da dẻ hồng hào. Tễu là một nhân vật tiêu biểu cho người nông dân lao động vùng ruộng nước. Ra mở đầu buổi diễn, điều khiển chương trình, giáo trò, dẹp trật tự, khép và chuyển trò. Tễu còn phê phán các thói hư tật xấu trong thôn xã. Tễu tỏ ra là chàng trai ngộ nghĩnh, hoạt bát, thẳng thắn, vui vẻ, hóm hỉnh, đa tình, nghịch ngợm, táo bạo, châm biếm, thông minh hài hước…. Rõ ràng chú Tễu đã trở thành người bạn thân thiết của những người dân “chân lấm tay bùn”, thể hiện tiếng nói của tâm hồn, là cách sống và quan niệm của những người dân lao động yêu đời, yêu thiên, cuộc sống. Múa rối nước Đông Các đã ra đời cũng phần nào đó dựa trên những quan niệm duy mỹ ấy.
Làng Đống thường nổi danh về quy tụ được nhiều nghệ nhân giỏi ở cả các khâu tạo quân rối, chế tác và lắp đặt hệ thống máy sào, máy dây điều khiển quân rối, soạn lời giáo, dựng tiết mục mới. Đặc biệt là sáng kiến dùng thùng nước để đi biểu diễn lưu động thay cho hồ ao… Thùng múa rối của làng Đống gò bằng tôn, rộng 3 m x 3 m, sâu 0,4 m chia làm hai 2 nửa, ghép lại với nhau bằng đinh bulông có đệm cao su chống rỉ nước, khi diễn kê trên giá gỗ cao 0,4 m, có thể vận chuyển dễ dàng đến địa điểm biểu diễn rồi gánh nước đổ vào khi diễn. Các nghệ nhân đứng trong buồng trò sát thành thùng phía sau điều khiển. Buồng trò là khung gỗ, khung tre lợp vải, có mành che chờm vào thùng 0,50m. Một đặc điểm nữa đáng chú ý là phường Đống dùng nhiều máy sào. Máy sào Đống có hai kiểu. Kiểu có mắc dây làm xoay chuyển toàn thân và các dây làm cử động từng bộ phận cơ thể quân rối như chân, tay, đầu, mình… theo ý muốn. Kỹ xảo này không nhiều phường rối khác có thể dễ dàng bắt chước được. Kiểu thứ hai đơn giản nhờ sức nước cản làm xoay chuyển toàn thân, hoặc có thể lắp dây làm công việc này theo ý muốn. Để đa dạng về tích trò, các nghệ nhân rối nước làng Đống đã sớm vận dụng đưa những tích trò nhỏ của tuồng vào như trích đoạn Trao hoàng tử, chém Tá, trích từ tuồng Sơn hậu, đoạn Thất cầm Mạnh Hoạch trích từ tuồng Tam Quốc.
Ban đầu, phường rối làng Đống chỉ có một số trò diễn đơn sơ như: tếu giáo trò, múa tiên, các trò phản ánh sinh hoạt đời thường của người lao động và cũng chỉ biểu diễn phục vụ những ngày lễ hội ở làng. Từ các trò diễn đơn sơ, múa rối nước Đông Các được nâng lên thành nghệ thuật biểu diễn. Kết hợp với hát chèo, tiết tấu âm nhạc phù hợp, rối nước đã tạo nên sức hấp dẫn đối với người xem. Rối nước làng Đống dần vượt ra khỏi hội làng, đi diễn ở các nơi. Và càng đi biểu diễn thì các trò diễn lại sáng tạo thêm.​

Nguồn: dantri

Bài viết cùng chuyên mục