Trải qua nhiều thế kỷ, hàng ngũ thợ thủ công đã xuất hiện rất nhiều nghệ nhân bậc thầy mà sản phẩm của họ phải gọi là tác phẩm nghệ thuật, vì nghệ nhân gửi vào đó sự sống của cuộc đời đã giúp họ thể hiện nguồn sáng tạo truyền thống và sự phong […]
Trải qua nhiều thế kỷ, hàng ngũ thợ thủ công đã xuất hiện rất nhiều nghệ nhân bậc thầy mà sản phẩm của họ phải gọi là tác phẩm nghệ thuật, vì nghệ nhân gửi vào đó sự sống của cuộc đời đã giúp họ thể hiện nguồn sáng tạo truyền thống và sự phong phú tài năng.
Tranh thêu tay nghệ thuật dân gian ngàn đời tôn vinh vẻ đẹp truyền thống con người Việt Nam. Ở Việt Nam, các ngành thủ công là những hiện tượng truyền thống văn hóa được phát triển thành nghề phổ biến khắp cả Bắc Trung Nam, đấy là sản phẩm của thành quả lao động thủ công từ thô sơ đến tỉ mỉ tinh vi bằng trình độ cao, gọi tắt do khéo tay. Hình thành sản phẩm nhờ vào trí tuệ óc thẩm mỹ, còn bàn tay dù gọi “bàn tay vàng” chỉ là công cụ của tư duy khám phá kèm theo sự dày công rèn luyện.
Trải qua nhiều thế kỷ, hàng ngũ thợ thủ công đã xuất hiện rất nhiều nghệ nhân bậc thầy mà sản phẩm của họ phải gọi là tác phẩm nghệ thuật, vì nghệ nhân gửi vào đó sự sống của cuộc đời đã giúp họ thể hiện nguồn sáng tạo truyền thống và sự phong phú tài năng. Ngày nay, nhiều tranh thêu tay nghệ thuật được hiện đại hóa với kiểu dáng mẫu thức với cách tân hòa nhập vào kế thừa truyền thống tất sẽ phát triển theo nhu cầu xã hội và do đời sống con người được nâng cao, tính thẩm mỹ nghề thêu càng ngày càng biến thiên đa dạng thích ứng với trào lưu. Thật ra trong lao động thủ công, sản phẩm thường không giống nhau như đúc dù sản phẩm đó chung cùng một kiểu dáng thì họa tiết mẫu mã mầu sắc đều chuyển biến ít nhiều, khác với công nghiệp tự động hóa và đấy là ưu điểm để khách hàng chọn lựa.
Nói rõ hơn, tác phẩm mỹ nghệ thêu tay cũng giống hội họa hay điêu khắc được thể hiện sự vật với trạng thái mang chất nặng cá tính suy tư của con người.
Thêu tay với những đặc trưng nghề nghiệp không chỉ mang lại nguồn sinh kế nuôi sống bản thân người sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp mà còn là lợi thế của nền kinh tế nước nhà. Trong quá khứ cũng như hiện tại, các làng nghề thêu tay nổi tiếng như Quất Động – Hà Tây, Xuân Nẻo – Hải Dương, Vân Lâm – Ninh Bình … và tại các chốn kinh kỳ Thăng Long – Hà Nội hay phố Phan Đăng Lưu – Huế đã hình thành một đội ngũ đông đảo các nghệ nhân mà số đông là phụ nữ. Thêu thùa ren đan đã trở thành một trong những phẩm chất quý báu của người phụ nữ Việt Nam gắn với những tiêu chí công dung ngôn hạnh.
Tranh thêu tay nghệ thuật dân gian ngàn đời tôn vinh vẻ đẹp truyền thống con người Việt Nam trở thành một phần sinh hoạt của đời sống và là đặc trưng văn hóa dân tộc.
Dân chúng đều biết rõ cội nguồn nghề thêu tay xuất phát từ làng Quất Động (huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ), và ngôi đình “Tú Thị” là nơi tập trung những làng thêu khắp các vùng đến nơi đây để trưng bày sản phẩm bán buôn và lẻ cho khách hàng. Đình Tú Thị được xây dựng từ thế kỷ XIX tại trung tâm Thăng Long – Hà Nội và hiện nay (2007) vẫn còn di tích tại thôn Yên Bái xưa, nay là ngõ Hàng Hành của thủ đô Hà Nội – Nơi đây là nhà thờ Tổ nghề thêu toàn quốc, dùng để tôn vinh và hương khói thờ phụng ngài Tiến sĩ Lê Công Hành.
Ngài Lê Công Hành tên thật Trần Quốc Khải, sinh ngày 12 tháng Giêng năm Bính Ngọ (1606) tại làng Quất Động, đỗ Tiến sĩ thời vua Lê Thần Tông (1637). Năm 40 tuổi được cử đi sứ qua Trung Quốc và chính trong chuyến đi sứ này Ngài đã học được kỹ thuật tinh xảo của nghề thêu phương Bắc góp phần chấn hưng nghề thêu Đại Việt. Ngài làm quan đến chức Thượng Thư bộ Công và được ban quốc tính họ Lê. Ngài từ trần ngày mồng bốn tháng 6 năm Tân Sửu (1661) hưởng thọ 56 tuổi. Việc tôn vinh công đức của Ngài đối với đất nước về nghề thêu được đời sau khắc ghi thành đôi câu đối hiện vẫn lưu lại trước cửa đền thờ Tú Thị:
Hoa quốc văn chương, Bắc sứ lưu niên truyền vĩ tích.
Giáo dân cẩm tú, Nam thiên trung cổ khởi sùng từ.
Tạm dịch:
Tài trí rạng non sông, sứ bắc năm xưa lưu truyền công vĩ đại
Thuê thùa dạy dân chúng, trời nam ngày nay xây dựng chốn phụng th
Cung kính chép lại đôi dòng về thân thế sự nghiệp của tiến sĩ Lê Công Hành vị Tổ Sư nghề thêu tay Việt Nam là để tôn vinh công ơn to lớn của Ngài nhằm nhắc nhở không riêng cho những người đang sinh sống với nghề thêu mà còn để nhân dân cả nước hãnh diện và tri ân Ngài.
Mùa xuân năm qua, nghề thêu tay đã tổ chức lễ kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Ngài tại đền thờ Tú Đình Thị ở thủ đô Hà Nội (1606 – 2006).
Theo:http://tranhtheuchuthapviet.vn
Tags : Ao cuoi , Tham trai san
| Ban giam doc