Người La Chí duy nhất chỉ có ở Hà Giang, họ rất giỏi trồng trọt, nhất là trồng bông, trồng chàm để dệt vải tuy nhiên trang phục của họ không cầu kỳ về hình thức nhưng lại rất tỉ mỉ về những họa tiết và đường nét. ảnh internet Nhìn chung, trang phục truyền […]
Người La Chí duy nhất chỉ có ở Hà Giang, họ rất giỏi trồng trọt, nhất là trồng bông, trồng chàm để dệt vải tuy nhiên trang phục của họ không cầu kỳ về hình thức nhưng lại rất tỉ mỉ về những họa tiết và đường nét.
ảnh internet
Nhìn chung, trang phục truyền thống của nam giới La Chí là mặc áo 5 thân dài tới ngang bắp chân, quần lá tọa, đầu quấn khăn, trong khi đó, phụ nữ thường mặc áo dài tứ thân, có dây thắt lưng, yếm, đội khăn dài, mặc quần hoặc váy.
Đối với người La Chí, thuê thùa và may vá là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá phẩm chất, đạo đức, sự khéo léo và chăm chỉ của người phụ nữ. Ngay từ nhỏ, trẻ em La Chí được mẹ dạy cách tỉ mỉ từng đường kim mũi chỉ để sau này lớn lên có thể tự trồng bông, dệt vải, thêu thùa, may vá những bộ trang phục cho riêng mình. Con trai La Chí trước khi chọn vợ cũng thường “để ý” những cô gái đảm đang việc khâu vá.
Trang phục của người La Chí có hai nét tiêu chí là hoa văn thêu chỉ và hoa văn ghép vải. Thêu chỉ là mẫu hoa văn được trang trí phổ biến nhất trên trang phục của phụ nữ. Có hai loại thêu, thêu móc và thêu xuyên. Người La Chí dùng các loại sợi chỉ màu do mình tự làm ra, hay đi mua từ chợ về để thêu. Các mẫu hoa văn thêu trang trí trên trang phục của nữ chủ yếu được thêu ở hai bên cổ áo gồm các mô-típ hoa văn hình tam giác, hình chấm tròn, hình quả trám kết hợp với các đường viền với nhiều gam màu khác nhau như xanh, trắng, đỏ, vàng, tím tạo nên nét nổi bật của các mô-típ, họa tiết hoa văn.
Mô típ trang trí chủ đạo là hoa văn nằm ở giữa, xung quanh là các đường viền được thêu móc thành hình chấm tròn với nhiều màu sắc khác nhau.
Trong khi đó, hoa văn ghép vải được xem là tinh hoa của nghệ thuật trang phục truyền thống La Chí. Các mẫu hoa văn ghép vải chủ yếu là các đường viền, hoa văn hình tam giác cân với các màu sắc chủ đạo là màu đỏ và màu tím, đây cũng là hai màu mà người La Chí ưa thích, tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc. Còn các mẫu hoa văn thêu chỉ chủ yếu là hoa văn hình đối xứng, chấm nhỏ và các đường viền lượn sóng được thêu thành các dải hình chữ nhật.
Theo phong tục, trong đám cưới, anh em họ hàng thường tặng cô dâu, chú rể một đội địu với ý nghĩa cầu chúc sự may mắn, yên lành và mong vợ chồng sớm sinh con. Vì vậy, chiếc địu luôn được làm rất cẩn thận và cầu kỳ, tỉ mỉ, tinh tế trong từng đường nét. Để chuẩn bị thêu, người phụ nữ chọn những loại vải hoa, có nhiều màu sắc khác nhau, sau đó cắt thành các mẫu hoa văn theo ý muốn rồi dùng kim khâu đính với phần thân địu. Các mẫu hoa văn trang trí trên địu của người La Chí có sự kết hợp hài hòa giữa các mẫu hoa văn ghép vải và hoa văn thêu chỉ.
Để trang phục có hoa văn ghép vải trở nên tinh xảo, cách bố trí bố cục của các mẫu hoa văn là rất quan trọng. Đó là việc trang trí hài hòa trong các đường viền hình vuông, bên ngoài là các mẫu hoa văn ghép vải, phần tâm là các mẫu hoa văn thêu chỉ được phối hợp nhiều màu sắc khác nhau, tạo nên sự mềm mại, độc đáo trong cách trang trí của mình
Nguồn: dantocviet