Thiếu nữ dân tộc dao được dạy thiêu từ khi còn rất nhỏ
Người Dao có câu thơ:
Mùa xuân
Anh là con chim rừng tìm bạn
Lặn lội từ bản dưới lên bản trên
Được thấy bạn em ngồi dệt thổ cẩm
Cái nụ hoa hồng lồng vào nhau…
Mỗi độ xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, trai giá bản trên bản dưới nô nức trẩy hội, váy áo tung tăng, xúng xính trong bộ trang phục mới nhất đi tìm bạn. Đây cũng là nơi lý tưởng để người con gái thể hiện tài năng dệt vải thổ cẩm bởi với người Dao, chuyện ăn mặc của con gái rất được coi trọng, họ đã được mẹ dạy cho cách thêu thùa, ăn mặc sao cho đẹp và duyên dáng ngày từ khi còn bé.
Ngay từ khi còn bé, các cô gái Dao đã được mẹ dạy cho từng đường tơ, sợi chỉ, may vá, thêu thùa. Đến khi biết làm duyên cũng là lúc đường tơ sợi đã thành thục. Họ được dạy từ những công đoạn giản đơn, đến phức tạp, từ những chi tiết nhỏ đến cách nhuộm lại tấm áo chàm cho mới khi nó bị bạc màu. Bằng cách truyền nghề, chỉ dẫn thấu đáo của các bà, các mẹ tạo cho người phụ nữ Dao một nếp nghĩ ăn sâu vào tiềm thức, như một sắc thái độc đáo của văn hóa Dao.
Trang phục thiếu nữ dao
Tuy nhiên, nghề thủ công chưa phát triển và chỉ là nghề phụ gia đình, mang tính chất nông nhàn lúc rãnh rỗi. Nghề dệt vải chỉ phổ biến ở một số nhóm người Dao, họ chỉ trồng bông, làm sợi nhưng không dệt vải. Vải trước khi đem mặc được nhuộm chàm, công việc này khá phức tạp và tốn nhiều công đoạn.
Chàm trồng trên nương vào tháng hai, tháng ba, đến tháng sáu tháng bảy âm lịch thì thu hoạch được. Cắt cây chàm về ngâm trong nước, qua quá trình lắng lọc mới được cao chàm. Muốn có nước chàm để nhuộm cần hoà cao chàm vào nước đun với lá ngải có them một ít nước tro và rượu. Trước khi nhuộm vải được ngâm vào nước lã rồi mới ngâm vào nước chàm, vải được ngâm trong nước chàm khoảng nửa giờ tì vắt bớt nước rồi phơi ra ánh sang gay găt, làm như vậy nhiều lần khi nào được màu vải ưng ý thì mới thôi.
Khâu vá thêu thùa cũng là công việc riêng của phụ nữ. Phụ nữ Dao rất chăm chỉ, họ tranh thủ mọi lúc rỗi rãi để làm công việc này. Đồng bào Dao coa cách thêu hết sức độc đáo, khác với những cách thêu của dân tộc khác. Không thêu theo mẫu sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ. Điều đó đã khói nhưng cách thêu còn còn hơn nữa vì thêu ở mặt trái của vải, hình mẫu lại nổi lên ở mặt phải. Như vậy chỉ cần lầm lẫn một đương kim cũng đủ làm cho hình mẫu sai lệch.
Không những thế, cách in hoa văn trên vải cũng khá độc đáo và mới lạ. Vải được in bằng sáp ong rồi mới ruộm chàm. Khi nào vải có màu vừa ý , thi đem nhúng vào nước nóng để sáp chảy ra , được hoa văn màu xanh rất nhã và đẹp. Tuy nhiên, cách in hoa văn này hiện chỉ còn thấy ở nhóm người Dao Tiền.
Người Dao nói rằng, để hoàn thành một bộ trang phục mặc hàng ngày mất khoảng gần 1 năm nếu làm nhanh, người làm chậm phải mất 2 năm mới may xong bộ quần áo. Do vậy, trang phục dân tộc Dao tưởng chừng như đơn giản hưng để làm nên bộ quần áo như thế này hoặc để mặc được theo đúng truyền thống của người Dao thì không đơn giản chút nào. Đây có thể xem là nét riêng, tạo nên bản sắc của dân tộc Dao mà không hề pha lẫn với bất kỳ dân tộc nào trên đất nước Việt Nam.
Nguồn: dantocviet