Khi rời Việt Nam và hướng đến Campuchia dọc theo dòng Cửu Long, chúng tôi mang theo những cảm nghĩ rất tốt đẹp về những nơi chúng tôi đã đến thăm ở Sài Gòn cũng như các điểm dừng chân ở những nơi khác dọc theo dòng Cửu Long. Chúng tôi đang ngược dòng Cửu […]
Khi rời Việt Nam và hướng đến Campuchia dọc theo dòng Cửu Long, chúng tôi mang theo những cảm nghĩ rất tốt đẹp về những nơi chúng tôi đã đến thăm ở Sài Gòn cũng như các điểm dừng chân ở những nơi khác dọc theo dòng Cửu Long. Chúng tôi đang ngược dòng Cửu Long về phía Campuchia với điểm dừng chân ở Châu Đốc, điểm dừng chân cuối cùng của chúng tôi tại Việt Nam.
Giáp với Campuchia, tỉnh An Giang nổi tiếng là xứ sở của vùng Châu Đốc đẹp tựa tranh vẽ, một thị xã lớn nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia trên dòng sông Cửu Long. Nằm giáp biên giới với Campuchia, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cần Thơ ở phía nam và tỉnh Đồng Tháp ở phía bắc, An Giang là một tỉnh ven sông, nơi cả sông Hậu và sông Cửu Long chảy qua địa bàn tỉnh.
Châu Đốc nằm ở ngã ba của một nhánh sông nối sông Hậu và sông Cửu Long. Là một thành phố nhỏ vô cùng thân thiện và nhộn nhịp, Châu Đốc mang một sắc thái hài hòa với môi trường xung quanh với các gam màu xanh lá cây, màu xanh dương và màu tím tươi sáng, tô điểm thêm cho mặt tiền của các cửa hàng mới được xây dựng.
Người dân địa phương Châu Đốc rất niềm nở và gần gũi. Tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết các khách sạn, và phần lớn các nhà hàng đều có thực đơn bằng tiếng Anh.
Nét nổi bật của chuyến thăm Châu Đốc là một chuyến đi bằng thuyền của chúng tôi vào thành phố với một chặng dừng chân tại chùa Phước Điền. Đây là một di tích lịch sử chính thức của Việt Nam.
Ngoài những cảnh đẹp sông núi, tỉnh An Giang, trung tâm của những người Việt gốc Khmer, còn mang trên mình những thương tích chiến tranh như nước Campuchia láng giềng. Dưới chế độ Khmer Đỏ, các lực lượng của Pol Pot đã thực hiện một số cuộc tấn công đẫm máu dọc theo biên giới tỉnh An Giang. Tháng 4/1978, một vụ thảm sát đã diễn ra tại làng Ba Chúc, cách Châu Đốc 50km về phía tây nam, cướp đi sinh mạng hơn 3.000 thường dân.
Tại điểm dừng chân ở Châu Đốc, chúng tôi đã dạo qua khu chợ địa phương. Người Việt Nam và Campuchia họp chợ để mua bán hai lần mỗi ngày. Thật tuyệt khi được dạo quanh và ngắm nhìn khu chợ này.
Bạn có thể mua hầu như bất cứ thứ gì, từ rau ráng cho đến cá được đánh bắt tại địa phương và nhiều thứ khác nữa. Dạo qua khu chợ cho bạn cảm nhận người dân ở đây sống và làm việc như thế nào.
Thời gian chúng tôi dừng chân lại Châu Đốc thật ngắn ngủi vì chúng tôi phải trở lại tàu để đến điểm nhập cảnh vào Campuchia. Nhóm của chúng tôi được thông báo là việc xét nhập cảnh có thể mất 3-8 giờ, tùy thuộc vào việc người ta bận nhiều hay ít vào thời điểm đó.
Chúng tôi đến điểm dừng chân, nhân viên nhập cảnh Campuchia nhanh chóng bước lên tàu và bắt đầu kiểm tra hộ chiếu để đảm bảo tất cả mọi người đều đã được cấp thị thực nhập cảnh.
Tàu của chúng tôi hướng đến điểm dừng chân tiếp theo, thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Phnom Penh là một thành phố rất thú vị để tham quan, tuy nhiên, nơi đây cũng đã trải qua những thời kỳ đen tối, đó chính là chế độ Pol Pot và “những cánh đồng chết” trước đây.
Cánh đồng chết và những gì đã xảy ra sẽ được kể trong một câu chuyện tới đây của tôi. Tôi xin thông báo để bạn biết trước là câu chuyện được minh họa bằng các bức ảnh. Đây là một câu chuyện phải được kể lại, và Bảo tàng diệt chủng đã được dựng lên để người dân trong nước và thế giới không bao giờ lãng quên.
Thông tin Đối ngoại