Wed, 05 / 2014 4:10 am | trinhtram

Là một trong số 21 dân tộc anh em cùng sinh tụ lâu đời trên mảnh đất Phú Thọ. Với số dân khoảng gần 3000 người, địa bàn cư trú tập trung chủ yếu ở các huyện: Đoan Hùng, Yên Lập, Thanh Sơn, người Sán Chay có những phong tục, tập quán riêng mang đậm […]

Là một trong số 21 dân tộc anh em cùng sinh tụ lâu đời trên mảnh đất Phú Thọ. Với số dân khoảng gần 3000 người, địa bàn cư trú tập trung chủ yếu ở các huyện: Đoan Hùng, Yên Lập, Thanh Sơn, người Sán Chay có những phong tục, tập quán riêng mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa dân gian, thông qua việc tổ chức các lễ hội. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn bó với làng bản như một thành tố không thể thiếu trong nhu cầu tâm linh của con người.

Trong năm, đồng bào Sán Chay có rất nhiều lễ tết (Tết Nguyên đán, Tết Rằm tháng bảy, Tết gọi hồn trâu bò…). Trong đó, Lễ hội cầu mùa của người Sán Chay là một trong những lễ hội quan trọng, thường được diễn ra trước hoặc sau tết Nguyên đán hàng năm.

Lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ: để chuyển bị cho lễ cúng, cần phải chuyển bị các lễ vật gồm có: xôi, thủ lợn, hương hoa, đèn nến, rượu, nước, trầu cau, ngũ quả, lúa và các vật dụng khác. Sau đó, chủ tế cùng dân làng làm lễ cầu mùa dâng Tam vị đại vương Cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, phong đăng hòa cốc – vật thịnh nhân khang. Cầu mong thần linh, vua Hùng cùng tổ tiên phù hộ cho trăm họ an khang, con cháu dài lũ, đông đàn, thịnh vượng, người người khỏe mạnh, nhà nhà hạnh phúc.

 

Điệu múa “Chim gâu” mô phỏng quá trình lao động

Bên cạnh các nghi lễ tôn vinh, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian này hấp dẫn nhất là phần thể hiện những bài hát giao duyên, các điệu múa cổ độc đáo như: "Chim gâu", “Súc tép”, “Tắc xình” hay những điệu múa Trống, múa Đâm cá… là các động tác mô phỏng động tác lao động sản xuất trong sinh hoạt hằng ngày của đồng bào với mong muốn một cuộc sống bình yên, no đủ.

 

Thể hiện những bài hát giao duyên trong lễ hội

Lễ hội cầu mùa khép lại, đồng bào Sán Chay mời du khách cùng thưởng thức những món ăn đặc trưng của mình trong không khí tràn xuân mới, ấm áp, đoàn kết, để khi chia tay ai cũng phải lưu luyến, mong ngóng đến lễ hội năm sau.

Lễ hội cầu mùa đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong phú đời sống tinh thần của cư dân nơi đây, góp phần phong phú đa dạng nền văn hóa Việt Nam, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Nguồn: dantocviet

Bài viết cùng chuyên mục