Wed, 06 / 2016 12:22 am | trinhtram

Đến với chợ tình bạn có thể khám phá nét văn hoá đặc trưng của người dân tộc nơi đây, nơi còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán, thói quen sinh sống khá thú vị. Hãy cũng chúng tôi khám phá nơi này nhé. 1. Lịch sử hình thành phiên chợ tình Chợ […]

Đến với chợ tình bạn có thể khám phá nét văn hoá đặc trưng của người dân tộc nơi đây, nơi còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán, thói quen sinh sống khá thú vị. Hãy cũng chúng tôi khám phá nơi này nhé.

1. Lịch sử hình thành phiên chợ tình

Chợ tình Khâu Vai (đèo gai) là phiên chợ tình lớn nhất trong năm ở Hà Giang dành cho các đôi trai gái. Phiên chợ được hình thành từ năm 1919, chợ được diễn ra vào ngày 27 tháng 3 âm lịch hằng năm ở xã Khâu Vai huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang.

Khám phá nét văn hoá ở khu chợ tình duy nhất trong năm tại Hà Giang

Sự tích của chợ tình được bắt nguồn từ truyền thuyết về chàng Ba và cô Út. Truyện kể về Ba – một chàng trai dân tộc Nùng khôi ngô tuấn tú, hát hay và thổi sáo rất giỏi nhưng gia cảnh lại nghèo khó. Còn cô Út như một bông hoa xinh đẹp giữa rừng và là con một tộc trưởng người Giáy.

Họ gặp nhau và đem lòng yêu nhau tha thiết thế nhưng vì chàng Ba quá nghèo lại khác dân tộc, khác phong tục tập quán, không cùng con ma nên gia đình cô Út không đồng ý và ra lệnh rằng con gái người Giáy không thể gả cho con trai người Nùng.

Khám phá nét văn hoá ở khu chợ tình duy nhất trong năm tại Hà Giang

Nhưng vì tình yêu quá sâu đậm hai người quyết định bỏ gia đình, bỏ bản, bỏ cả buôn làng đưa nhau lên hang núi Khâu Vai sống. Tuy nhiên, mâu thuẫn chiến tranh thảm khốc lại xảy ra giữa hai gia tộc.

Chứng kiến cảnh máu chảy đâm chém nhau giữa hai làng chỉ vì tình yêu của hai người họ quyết định chia tay nhau về làng và thề kiếp sau họ sẽ trở thành vợ chồng. Ngày mà họ chia tay nhau là ngày 27/3 nên người dân lấy ngày đó là ngày họp chợ

Khi đôi chia tay nhau họ đã cắt máu và thề rằng dù cho không lấy được nhau nhưng hằng năm cứ đến ngày 27/3 hai người lại lên hang núi đó gặp nhau rồi hát cho nhau nghe, tâm sự  với nhau những chuyện thầm kín mà họ ấp ủ trong lòng sau một năm dài đằng đẵng. Họ thổ lộ tâm tình và ca hát hết đêm nay rồi lại đến hết đêm hôm sau và sau đó họ lại trở về với cuộc sống thường ngày của mình.

Rồi đến ngày cuối cùng của cuộc đời họ lại đến bên nhau, tìm về gốc cây rừng và hòn đá thề năm xưa họ ôm chặt lấy nhau và cùng nhau đi vào cõi vĩnh hằng. Họ kết thúc sự sống đúng vào ngày 27/3 cái ngày mà năm nào họ cũng chia tay.

Do đó dân làng đã lập nên hai miếu thờ ở nơi họ mất nhằm tưởng nhớ đến mối tình đầy đắng cay đó.

2. Sự phát triển ngày càng lớn ở chợ tình Khâu Vai

Do ảnh hưởng từ câu truyện buồn của chàng Ba và cô Út nên phiên chợ tình Khâu Vai trở thành chợ của những mối tình oan trái và đầy trắc trở. Phiên chợ dần dần thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây. Từ năm 1991 đến nay chợ tình trở thành nơi mai mối cho nhiều cặp đôi và cũng như nhằm vui chơi ngày xuân và thành nơi buôn bán tấp nập rất nhiều loại hàng hoá, có khá nhiều đôi đã nên vợ thành chồng trong phiên chợ tình này.

Khám phá nét văn hoá ở khu chợ tình duy nhất trong năm tại Hà Giang

Nếu bạn có cơ hội được đến tham quan và khám phá khu chợ tình này thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào bỏ qua những món ăn, những món quà lưu niệm và thăm thú những địa danh nổi tiếng không thể bỏ qua ở Hà Giang như cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ, viên ngọc xanh giữa cao nguyên – Dinh họ Vương, Cột cờ Lũng Cú – nơi nét vẽ đầu tiên của bản đồ Việt Nam, Con đường mang tên Hạnh phúc – con đường đầy máu và hoa, đèo Mã Phí Lèng, làng văn hoá Lũng Cẩm, núi đôi Quản Bạ, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, thung lũng nở hoa – Lủng Sà, làng dệt thổ cẩm là báu vật của người mông ở Lùng Tám.

Hãy đến Hà Giang và cảm nhận nét đẹp nguyên thuỷ, hoang sơ của núi rừng, vẻ đẹp tinh tế của cảnh vật và con người nơi đây.

Bài viết cùng chuyên mục