Ở đâu trên thế giới cũng đều có một nét riêng trong lễ cưới, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nét đặc trưng ở nghi thức cưới của người dân tộc La Hủ để biết thêm về văn hoá dân tộc ở Việt Nam nhé. 1. Khái quát về người dân tộc La […]
Ở đâu trên thế giới cũng đều có một nét riêng trong lễ cưới, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nét đặc trưng ở nghi thức cưới của người dân tộc La Hủ để biết thêm về văn hoá dân tộc ở Việt Nam nhé.
1. Khái quát về người dân tộc La Hủ
Người La Hủ hay còn được gọi với những cái tên như Cò Xung, Khù Xung, Xá Lá Vàng, Khả Quy. Họ sinh sống ở rất nhiều nơi khác ngoài Việt Nam như tại Lào, Trung Quốc, Thái Lan và Myanma.
Họ tập trung dân cư đông nhất tại huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, ngôn ngữ được sử dụng chính trong đời sống của họ gần giống với ngôn ngữ của người Di bởi chúng đều thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến của hệ ngôn ngữ Hán – Tạng, được sử dụng bộ chữ cái theo ngôn ngữ Latinh.
Văn hoá truyền thống của người La Hủ rất độc đáo đặc biệt là trong lễ cưới của họ cũng được trải qua rất nhiều nghi thức độc đáo mang đậm bản sắc riêng biệt của dân tộc.
2. Đôi nét đặc trưng trong ngày cưới của người La Hủ
Phong tục cưới của người La Hủ có rất nhiều điều độc đáo, chúng ta bắt đầu khám phá nhé. Vào dịp Tết cổ truyền hàng năm của người La Hủ thường là tháng 11, 12, thời điểm này cũng là mùa cưới của các đôi trai gái yêu nhau.
Họ tìm hiểu nhau đến độ có thể cưới thì chàng trai có thể đến nhà cô gái ngủ một vài tối, theo tục lệ thì họ có thể ngủ chung giường với nhau. Và cũng giống như phong tục cưới của các dân tộc khác.
Đầu tiên sẽ là lễ dạm hỏi, ông mối cùng với bố mẹ và anh em trong nhà sang nhà gái để hỏi cưới, lễ vật mang theo rượu và quà quý của rừng – trong lễ vật này nhất thiết phải có thịt sóc rừng. Hai bên gia đình trò truyện với nhau nếu nhà gái thấy ưng ý, bằng lòng thì hai bên cùng uống rượu và ăn thịt sóc.
Kết thúc lễ dạm thì khoảng 7, 8 ngày là đến lễ hỏi. Theo như phong tục của người La Hủ thì lễ hỏi cũng có lễ vật gồm hai chai rượu và khoảng từ 6 đến 8 con sóc tuỳ theo yêu cầu của nhà gái. Bởi vì theo phong tục xưa số sóc phải là chẵn không được lẻ, số sóc không được ít hơn 4 và nhiều hơn 8. Ông mối trong lễ dạm còn chính là đầu bếp tự tay làm thịt sóc, trình bày món ăn ngon mắt để mời nhà gái.
Trong thời gian ăn uống thì hai bên bắt đầu bàn về tiền cưới và thời gian ở rể. Tiền cưới ngày xưa khá là nhiều từ 70 đến 80 đồng bạc trắng, và chàng trai phải ở rể ngay tối hôm đó nếu nhà trai nghèo. Trước kia thời gian ở rể rất lâu từ 8 đến 12 năm tuy nhiên ngày nay đã giảm xuống còn từ 2 đến 4 năm.
Trong lễ hỏi số sóc phải chẵn thì lễ cưới lại có quy định là số người đi đón dâu phải là số lẻ trong đó phải có ông mối và chàng rể. Đón dâu đi ông mối phải trao lại tiền cưới cho nhà gái, dâu về đến nhà thì mẹ chồng đã phải đợi trước cửa, bà cầm một nắm gạo để xoa lên lưng con dâu với ý nghĩa là con dâu không mang cỏ về để nương rẫy không có nhiều cỏ mọc.
Còn có một phong tục khác nữa đó là mẹ chồng sẽ trồng 2 cây riềng trước cửa nhà, và buộc một sợi chỉ trắng qua hai cây riềng, khi đi vào nhà thì cô dâu đi phía tay trái, chú rể đi về phía tay và dùng tay trái và cô dâu thì dùng tay phải để cắt đứt sợi chỉ đó. Kết thúc hai thủ tục này mọi người lại ăn uống vui vẻ.
Ngày nay tuy đã được cải tiến rất nhiều trong phong tục cưới để phù hợp hơn với lối sống, cuộc sống mới nhưng trong đó vẫn còn rất nhiều giá trị văn hoá truyền thống được gìn giữ, góp phần bảo tồn và phát huy nét văn hoá độc đáo, văn hoá phi vật thể trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.