Đã bao đời nay, nhà sàn vẫn gắn liền với cuộc sống của người Cống. Tuy nhiên, nhà sàn của họ vẫn mang được những nét đặc trưng kiến trúc riêng biệt, độc đáo và phù hợp với phong tục tập quán. Với người Cống, nhà ở luôn đóng vai trò quan trọng trong đời […]
Đã bao đời nay, nhà sàn vẫn gắn liền với cuộc sống của người Cống. Tuy nhiên, nhà sàn của họ vẫn mang được những nét đặc trưng kiến trúc riêng biệt, độc đáo và phù hợp với phong tục tập quán.
Với người Cống, nhà ở luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như trong đời sống tín ngưỡng tinh thần. Vì vậy, nhà ở của người Cống luôn mang những đặc trưng riêng.
Để bắt đầu dựng nhà, người Cống phải chọn thế đất tốt, gần nguồn nước. Căn cứ vào đó mà định hướng hướng nhìn của ngôi nhà. Thông thường, nhà sàn của họ nhìn xuống chân núi hoặc nhìn ra sông.
Đồng bào người Cống ở nhà sàn ba gian hoặc bốn gian được làm bằng gỗ rừng.
Gian trong cùng là gian có buồng ngủ của bố mẹ và bếp nấu cơm. Gian giữa có bếp sưởi là nơi tiếp khách, nơi ngủ của khách. Bên cạnh nơi ngủ của khách là buồng của con trai cả và vợ, rồi đến buồng của con thứ… Con gái và rể (ở rể) ngủ ở gian ngoài cùng gần cửa ra vào. Các gian được ngăn cách thành buồng bằng các phên vách bằng lá hoặc gỗ.
Mái nhà sàn được lợp bằng các tấm lợp bện từ cây cỏ. Mái nhà có bốn mái, cao tạo nên sự thoáng mát, rộng rãi cho ngôi nhà.
Trong nhà của người Cống có hai đặc trưng riêng, mà chỉ cần nhìn thôi chúng ta cũng nhận ra nhà sàn của họ.
Thứ nhất, trong thiết kế ngôi nhà của người Cống chỉ có một cửa ra vào và một cửa sổ ở gian giữa. Cửa sổ được chắn song và phên đan dày có thể xê dịch được.
Nhà sàn dân tộc Cống
|
Thứ hai, mỗi nhà sàn đều có một cái sàn nhỏ ở phía sau hàng cột trên cùng. Nó cao hơn sàn chính 15 – 16 cm và rộng 0,05 – 0,09 cm. Sàn này được cấu tạo bằng cách kê một cây gỗ dọc chạy suốt hai đầu nhà rồi dùng những thanh gỗ ngang gác lên hai bên. Phía trên đặt dát tre, vầu theo chiều dọc.
Tin tuyển sinh mới nhất năm 2016 tại các trường trung cấp dược và trung cấp y Hà Nội, có lớp học buổi tối cho sinh viên tại trung tâm quận Hà Đông- Hà Nội
Điều đặc biệt là nơi đặt bàn thờ trong ngôi nhà. Người Cống tùy theo từng họ mà đặt bàn thờ ơt các vị trí khác nhau. Đối với các họ Lò, Chang, Chảo bàn thờ tổ tiên thường đặt trong buồng của bố mẹ, ở phên vách phía trước, giữa hai hàng cột trong buồng. Bàn thờ của họ Ly lại để gần cột cạnh bếp, phía ngoài phên vách ngăn buồng bố mẹ. Bàn thờ được làm đơn giản. Nó có thể là một miếng phên nhỏ (rộng 40cm) được buộc vào áp vách cùng với một cọc gỗ dài. Nếu vách đan phên kép thì không cần miếng phên nhỏ mà chỉ cần một cọc gỗ là đủ.
Cũng như nhiều ngôi nhà sàn của các dân tộc khác, trong nhà của người Cống cũng có những đồ trang trí đồng thời là vật dụng trong nhà hoặc các nhạc cụ.
Các ngôi nhà của người Cống đều được những bàn tay khéo léo của những người dân trong làng dựng nên. Những ngôi nhà sàn tuy tuy không lộng lẫy, sang trọng nhưng mang đến cho người ở sự thoải mái, mộc mạc của núi rừng đại ngàn.
Nguồn: dantocviet