Lễ hội Then Kin Pang là nét văn hoá đặc sắc, là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo mang tính tâm linh của đồng bào dân tộc Thái (Lai Châu). Bà Then và đội múa trong nghi lễ mời Then về chung vui với bản mường. Ảnh: Internet Là dân tộc có tỷ […]
Lễ hội Then Kin Pang là nét văn hoá đặc sắc, là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo mang tính tâm linh của đồng bào dân tộc Thái (Lai Châu).
Là dân tộc có tỷ lệ dân số cao nhất của tỉnh Lai Châu, người Thái có một kho tàng văn hoá văn nghệ phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Thể hiện sự trường tồn qua thời gian với ý nghĩa tâm linh to lớn là Lễ hội “Then Kin Pang” – được ví như linh hồn của người Thái trắng ở khu vực Mường So, huyện Phong Thổ.
Theo truyền thuyết của dân tộc Thái trắng kể lại rằng: Sau Pô Phà (vua trời) là Then. Các vị Then đều có lòng bao dung độ lượng, yêu thiên nhiên cỏ cây, con người. Vì vậy vua trời đã phái các thần Then xuống hạ giới đầu thai thành người phàm trần để cứu nhân độ thế. Ai đau ốm thì được Then cho thuốc. Người nào gặp rủi ro, vận hạn Then sẽ cầu phúc cho tai qua nạn khỏi. Then cũng là người đại diện để cầu nguyện các vị thần linh trên trời tạo phúc cho dân, ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, bản Mường yên vui no ấm. Lễ Then Kin Pang ngày các Lụ liệng – Lụ hương (tức là những người con nuôi được Then cầu hồn, chữa bệnh) dâng lễ tạ ơn Then.ads: tuyển sinh cao đẳng dược bộ quốc phòngxét tuyển học bạ THPT.
Lễ Then Kin Pang thường được tổ chức vào ngày 10/3 (âm lịch) hằng năm. Trong ngày lễ này, tất cả những người ốm đau bệnh tật, gặp rủi ro trong cuộc sống được ông, bà Then là đại diện của người nhà Trời cầu cúng, làm thuốc cứu giúp sẽ làm lễ tạ ơn. Người nhà Trời thông qua đại diện là bà Then sẽ xuống trần gặp gỡ dân bản, ban cho bà con mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, bản làm bình an, đất nước thanh bình.
Múa tính tẩu là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Thái trắng. Ảnh: Internet |
Lễ hội Then vì thế mà có sức mạnh lan toả ra một vùng và thu hút các dân tộc khác cùng tham gia. Người Thái ở Mường Là, huyện Kim Bình, Vân Nam (Trung Quốc) ở xa cũng về dự hội; người Mông từ núi cao xuống; người Dao ở bản bên sang… Đàn ông thì mang theo dây song dài để chơi trò chặc vai (kéo co), phụ nữ thì mang theo quả còn, én cáy để cùng chơi với chị em người Thái. Đây cũng chính là hạt nhân để cố kết cộng đồng các dân tộc. Qua đó tạo ra sức mạnh to lớn để xây dựng, phát triển bản mường, chống giặc ngoại xâm và thiên tai.
Trong ngày lễ hội, các già bản, già mường ngồi trong nhà Then kể cho con cháu nghe về lịch sử bản mường, kể về các anh hùng có công đánh giặc giữ Mường. Còn lớp trung niên, nam thanh nữ tú thì múa hát, chơi các trò chơi dân gian như: ném còn, tó má lẹ, kéo co, đẩy gậy, té nước. Đặc biệt hấp dẫn là môn thi bơi lội và té nước trên suối Nậm So thu hút đông đảo bà con đến tham gia cổ vũ… Các trò chơi được mọi người tham gia hào hứng với mong ước chinh phục tự nhiên, cầu có sức khoẻ cường tráng. Đồng thời cũng thể hiện sự khéo léo, tài giỏi và gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng thôn bản.
Ném còn cũng là trò chơi không thể thiếu trong các dịp Lễ hội. Ảnh: Internet |
Trong lễ hội còn tổ chức thi ẩm thực, các đội tham dự chế biến những món ăn dân tộc mang bản sắc riêng của vùng đất này như: xôi 3 màu, măng đắng luộc, giá ủ bằng hạt lạc, rau dớn lam cá, ve sầu rang, cá bống gói lá rong nướng… Đến với lễ hội du khách còn được thưởng thức những món ăn dân gian truyền thống của người Thái như: cơm lam, rau gai, cà rừng, cá bống nướng, ve sầu, bọ xít, dế mèn… bỏ vào miệng nhai kỹ ta mới thấy được vị thơm ngon của từng món ăn, mang đậm hương rừng Tây Bắc. Đồng thời, ta cũng thấy được đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái.
Thi nấu những món ăn đặc trưng của người Thái. Ảnh: Internet |
Lễ hội Then Kin Pang là nét văn hoá đặc sắc, là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo, góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Theo dantocviet