Người Phù Lá rất hay sử dụng một loại hình nghệ thuật độc đáo trong ngày cưới đó chính là hát kể. Nó là phong tục, nghi thức cưới được lưu truyền từ đời này sang đời khác. 1. Đôi nét khái quát về “hát kể” Được sử dụng chủ yếu trong lễ cưới của […]
Người Phù Lá rất hay sử dụng một loại hình nghệ thuật độc đáo trong ngày cưới đó chính là hát kể. Nó là phong tục, nghi thức cưới được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
1. Đôi nét khái quát về “hát kể”
Được sử dụng chủ yếu trong lễ cưới của người Phù Lá, bởi đối với họ tiếng kèn là một biểu tượng thiêng liêng và không thể thiếu trong ngày trọng đại. Họ quan niệm rằng hạnh phúc của lứa đôi cũng như tiếng kèn phải có đôi có cặp mới tạo nên những xúc cảm, sự đồng điệu trong lòng người.
Hát kể chính là điều đặc biệt diễn ra trong ngày cưới và là một trong những bản sắc văn hóa truyền thống của người Phù Lá. Nó được lưu truyền theo những phương thức dân gian, nó cũng như một chứng nhân lịch sử cho những thăng trầm trong cuộc sống của họ. Hát kể được coi như là một tiếng nói, tiếng lòng, lời tâm can của cộng đồng người Phù Lá.
2. Hát kể trong phong tục cưới
Trong ngày cưới, theo phong tục xưa thì hát kể được bắt đầu khi ông mối là người đại diện cho nhà trai hát và tuyên bố lý do đến nhà gái. Nhà gái sẽ cho người ra nhận những lễ vật mà nhà trai mang đến và bắt đầu khai tiệc tiếp đãi bà con trong bản để chúc mừng cho cô dâu và chú rể.
Tiếp sau đó làn điệu hát kể lại được ông mối sử dụng khi nhà gái đặt mâm cỗ lên bàn thờ, thay cho những lời muốn nói của hai bên gia đình và người dân trong bản chính là những người làm chứng cho ngày nên duyên vợ chồng của đôi nam nữ.
Bố mẹ cô gái sẽ cất tiếng hát với làn điệu hát kể để dặn dò con gái khi chuẩn bị đưa dâu về nhà chồng. Tiếng hát cất lên chứa chan yêu thương và sự xúc động khi sắp phải xa con. Lúc này không khí trong gia đình trầm xuống chỉ còn tiếng kèn dịu dàng, sâu lắng hơn. Cô dâu sẽ cúi lạy cha mẹ ba lạy rồi theo chồng về nhà trai, theo phong tục thì hai bên sẽ giả vờ nhà gái thì kéo cô dâu lại và nhà trai thì nhanh chóng kéo cô dâu đi.
Theo quan niệm xa xưa của người Phù Lá thì đó là hành động nhằm diễn tả sự lưu luyến khi tiễn cô dâu về nhà chồng. Cô dâu đi ra đến sân thì bố mẹ cô gái sẽ chạy lại và hát rồi tặng của hồi môn cho con. Nhà gái sẽ cất tiếng hát và nhà trai đối lại theo lối hát kể dù chỉ là nghi lễ cưới nhưng nó cũng tạo nên một không khí sôi nổi rộn rã, quyến luyến trong lễ cưới.
Hát kể chính là ngôn ngữ giao tiếp, vừa là cách mà họ bày tỏ tình cảm, tự tạo niềm vui cho mình, nhắn gửi những lời yêu thương một nét đặc trưng của người Phù Lá. Tiếng hát được kết hợp với những nhạc cụ dân tộc như tiếng kèn, trống da nâu, sáo mũi vang lên một cách rộn ràng, náo nhiệt.
Cộng thêm cả trang phục với những chiếc váy xòe thêu hoa văn, những chiếc áo đính cườm đặc trưng của người dân tộc Phù Lá, cô dâu và chú rể cũng toát lên vẻ rạng rỡ trên khuôn mặt trong ngày trọng đại nhất của mình. Ngày nay, hát kể đang rất cần được bảo vệ, phát huy để nó có thể trở thành một nét đẹp văn hóa phi vật thể tiếp theo của tổ quốc.
Qua bài viết này bạn cũng có thể thấy được rằng dân tộc Việt Nam ta còn có rất nhiều nét độc đáo trong văn hóa, trong các phong tục cưới xin hay những ngày lễ khác, những nét đẹp trong văn hóa đó cần được chúng ta những người trẻ những thế hệ tiếp nối gìn giữ và phát triển. Đồng thời nó cũng cho thấy sức mạnh của văn hóa nghệ thuật trong đời sống của con người, một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.