Thu, 04 / 2013 3:04 am | helios

Nhà mồ – một trong những công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất, vừa là văn hóa vật thể, vừa là văn hóa phi vật thể mang tín ngưỡng dân gian truyền thống hướng về tổ tiên, nguồn cội của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Hình tượng con trâu luôn xuất hiện ở […]

Nhà mồ – một trong những công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất, vừa là văn hóa vật thể, vừa là văn hóa phi vật thể mang tín ngưỡng dân gian truyền thống hướng về tổ tiên, nguồn cội của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Hình tượng con trâu luôn xuất hiện ở những công trình kiến trúc như: gươl, quan tài, nhất là nhà mồ, rất rõ nét, sinh động. Trong ảnh là phác thảo hình đầu trâu để tạc tượng ở hai đầu quan tài và ở một phía đầu hồi nóc của nhà mồ

Sống chủ yếu ở ba huyện miền núi cao Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (Quảng Nam), A Lưới (Thừa Thiên – Huế) và một bộ phận khác cư trú ở huyện Đắc Chưng và Kà Lùm (Seekoong, Lào), đồng bào dân tộc Cơ Tu, Huyện Tây Giang đã chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình cho mục tiêu phát triển.

Một trong những việc thực hiện là khôi phục nhà mồ – ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu – tại làng truyền thống của huyện là một việc làm hết sức có ý nghĩa.

Nhà mồ – một trong những công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất, vừa là văn hóa vật thể, vừa là văn hóa phi vật thể mang tín ngưỡng dân gian truyền thống hướng về tổ tiên, nguồn cội của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Già làng Clâu Nâm (thôn Pơrning, xã Lăng) cho rằng nhà mồ là để đưa tiễn người sang thế giới xa xăm. Hồn của những người chết sẽ hóa thành thần phù hộ cho dân làng đoàn kết và gặp nhiều điều lành, mùa màng bội thu, no đủ, sức khỏe dồi dào… Vì vậy, tục làm nhà mồ là ước vọng của người Cơ Tu từ bao đời nay.

Hầu hết nhà mồ của người Cơ Tu làm từ gỗ, với những dụng cụ đơn sơ như rìu, cưa tay, rựa, đục… nhưng được chế tác tỉ mỉ, công phu, khắc họa rất sống động những vật thể, hình ảnh sinh động, gần gũi với đời sống thường ngày bằng cả tấm lòng, tình cảm chân thành dành cho người đã khuất.

 

Các nghệ nhân phối hợp thực hiện những chi tiết trên nhà mồ

Mặt cắt ngang của nhà mồ người Cơ Tu

Sau khi cắt tiết heo, già làng lấy một ít để báo với các thần núi rừng, Giàng: Chúng tôi hiến trước cho các vị máu heo tươi và gan ngon để các vị thưởng thức – các vị ban cho dân làng những điều tốt lành để bắt đầu công việc khôi phục nhà mồ

Bằng dụng cụ đơn sơ nhưng nhờ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, những khúc gỗ tròn từ rừng đã bắt đầu nên hình, nên tượng, nên hồn

Một trong những tác phẩm điêu khắc trên cột chính của nhà mồ Cơ Tu

 

Nguồn: dantocviet


Bài viết cùng chuyên mục