Wed, 06 / 2016 1:50 am | helios

Việt Nam với một đất nước đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có những đặc sắc văn hóa riêng, tuy nhiên họ cũng không tránh được những phong tục tập quán kì lạ của những người dân tộc thiểu số. Tục bắt vợ của Vàng Ma Chải Theo phong tục của những người dân […]

Việt Nam với một đất nước đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có những đặc sắc văn hóa riêng, tuy nhiên họ cũng không tránh được những phong tục tập quán kì lạ của những người dân tộc thiểu số.

Tục bắt vợ của Vàng Ma Chải

Theo phong tục của những người dân tại xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ,Tỉnh Lai Châu thì khi chàng trai kéo thì những cô gái phải chống đối và càng chống đối thì gia đình lại càng hạnh phúc và có nhiều con cái.

Tuy nhiên thì vẫn còn có những đám cưới vợ nhưng đôi trai gái lại chưa có sự tìm hiểu hay là sự đồng ý của cô gái mà những chàng trai này mới gặp thì đã bắt về làm vợ rồi.

Tục bắt chồng của một số đồng bào thiểu số Tây  Nguyên

Vào những mùa xuân thì những dân tộc như là Cơ Ho, Cil, Chu Ru,… ở khu vực Tây Nguyên thì thường vào mùa lễ hội bắt chồng. Nó cũng tương tự như tục bắt vợ của những đồng bào miền núi phía bắc chỉ có một điểm khác đó là những người con gái thì đi bắt đàn ông về làm chồng.Và tại đây thì củi chính là một trong những lễ vật để bắt chồng.

Những phong tục tập quán kì lạ của những người dân tộc thiểu số

Tục ngủ thăm của Mường Lát

Có một tục lệ cũng đã có đến hàng nghìn năm tuổi của những đồng bào dân tộc thiểu số Mường Lát, Thanh Hóa đó chính là tục ngủ thăm.Khi mà màn đêm buông xuống thì  những người đàn ông chưa vợ thì có thể cạy cửa để đến những nhà thiếu nữ chưa chồng để tán tỉnh trong tư thế là chung chăn.

Nếu như mọi chuyện diễn ra tốt đẹp thì sau khoảng 5 đến 6 lần ngủ thăm thì những chàng trai sẽ mang đến bạc trắng cùng với lợn béo và rượu cần sang để hỏi cưới cô gái về làm vợ.

Tập tục ngủ duông của người Cơ Tu

Những người dân Cơ Tu  vẫn còn đang tồn tại phong tục mà chỉ có những người dân ở đây mới có đó là tập tục ngủ duông cò gọi là lướt zướng. Tập tục này chính là một thông điệp muốn gửi tới những mối tình của các đôi trai gái Cơ Tu nên vợ nên chồng để cho nó có thể tồn tại vĩnh hằng theo thời gian.

Những phong tục tập quán kì lạ của những người dân tộc thiểu số

Tập ngủ duông thường được làm một cái nhà ở nương rẫy hay là những bìa rừng nhưng thực ra thì đó là những cái chòi được làm bằng những vật liệu tạm bợ bằng cây lá và nhà được cả làng biết đến và thường có tên gọi là nhà ngủ duông.

Tục nhảy lửa của người Pà Thẻn

Những người Pà Thẻn thường có phong tục nhảy lửa đầu xuân rất là đặc sắc, sau khi mọi người ăn tết xong thì thường tổ chức nhảy lửa để cho mọi người có thể cùng vui chơi với nhau.

Lễ hội này thường có nhiều nghi lễ mang hình thức là màu sắc thần bí như là sau khi mà thầy cúng làm lễ cúng xong thì như là gọi ma về vào trong một người thanh niên khoảng 12 tuổi khỏe mạnh và nhảy lên trên than nóng thậm chí là cũng có những người bốc cả than nóng và cho vào miệng…

Lễ trưởng thành của người Ê Đê

Lễ trưởng thành chính là một trong những nét văn hóa rất đặc sắc của những người Ê Đê của Phú Yên, đây chính là một trong những nghi thức của một người khi họ đến tuổi trưởng thành.

Những phong tục tập quán kì lạ của những người dân tộc thiểu số

Tục xăm cằm của người Mảng ở Lai Châu

Những người dân tộc Mảng ở Lai Châu thường có những tục lệ xăm cằm cho nam nữ thanh niên từ độ tuổi là 12 đến 18 đánh dấu cho sự trưởng thành của một con người.

Tục xăm cằm thường tượng trưng cho sức mạnh của những đấng tối cao đang che chở và giúp đỡ cho con người trước sức mạnh siêu nhiên cũng như là cầu mong một đức tính hiền dịu và đảm đang của những người phụ nữ.

Những phong tục tập quán kì lạ của những người dân tộc thiểu số

 

Những người được xăm cằm thì thường cảm thấy tự hào vui vẻ vì họ biết rằng sau khi nghi lễ này được hoàn thành thì họ chính là một người trưởng thành và có tiếng nói trong cộng đồng dòng tộc cũng như là được sự xem trọng của tất cả  mọi người.

Bài viết cùng chuyên mục