Chiều 30 Tết làm lễ quét nhà (bàn thờ tổ tiên), quét đi những điều không may mắn của năm cũ, dán giấy xanh đỏ, cắt hoạ tiết hình các loài hoa, chim muông trước bàn thờ, dán ở cửa ra vào nhà chính, cửa bếp, chuồng lợn, chuồng gà, gốc cây trong vườn (có […]
Chiều 30 Tết làm lễ quét nhà (bàn thờ tổ tiên), quét đi những điều không may mắn của năm cũ, dán giấy xanh đỏ, cắt hoạ tiết hình các loài hoa, chim muông trước bàn thờ, dán ở cửa ra vào nhà chính, cửa bếp, chuồng lợn, chuồng gà, gốc cây trong vườn (có ý mời các con vật, đồ vật gắn bó với con người cùng ăn Tết).
Lễ đón giao thừa được chuẩn bị chu đáo. Cả gia đình trang phục gọn gàng, xếp hàng trước bàn thờ tổ tiên, chủ nhà (nam giới – người đã được cấp sắc) thay mặt gia đình thắp 3 nén nhang trên bàn thờ tổ tiên rồi xin phép hạ bát nước xuống đưa cho mỗi người uống một ngụm để có thêm sức khoẻ. Người Dao có tục đón lộc trong đêm giao thừa gõ trống, mõ phát ra âm thanh vang vọng đất trời để cầu may, cầu lộc.
Tìm hiểu về thông tin tuyển sinh mới nhất năm 2016 các ngành trung cấp dược hà nội và trung cấp y học cổ truyền đi học ngay (có lớp học buổi tối) tại trung tâm quận Hà Đông – Hà Nội
Sáng mồng 1 Tết, cả bản kéo nhau ra rừng chặt những cành đào, cành mậm dầy hoa và nhặt những hòn đá trắng đẹp mang về để bên bàn thờ. Họ quan niệm hòn đá ví như tiền bạc, hoa mận, hoa đào tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gia đình hoà thuận ấm êm hạnh phúc. Ngày mồng 2 Tết diễn ra lễ Tết nhảy (Giàng chảo đao) tại nhà trưởng họ. Mồng 3 Tết, là lễ đưa tiễn tổ tiên và tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống.