Sat, 03 / 2013 3:03 am | helios

Từ xa xưa, người Tày, Nùng khi tìm đất lập bản thường tìm đến dưới chân núi có nhiều cây to làm nhà. Theo quan niệm phong thủy của bà con làm nhà phải tựa lưng vào núi rừng nhiều cây to sẽ có khe nước chảy phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. […]

Từ xa xưa, người Tày, Nùng khi tìm đất lập bản thường tìm đến dưới chân núi có nhiều cây to làm nhà. Theo quan niệm phong thủy của bà con làm nhà phải tựa lưng vào núi rừng nhiều cây to sẽ có khe nước chảy phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

 

Dựa vào rừng và sống dưới rừng nên họ quan niệm rừng, cây là vị thần bảo vệ cuộc sống bản làng. Vì vậy, nhiều bản làng người Tày, Nùng lập miếu thờ thần rừng, thần cây ngay đầu bản và có hương ước bảo vệ rừng nghiêm ngặt. Hằng năm, vào dịp tết, lễ cả bản làm lễ cúng tạ ơn thần rừng, thần cây đã bảo vệ bản làng, cầu xin các vị thần cho mưa thuận gió hòa, không bị thiên tai… Trong bản nếu ai chặt, đốt, phá cây rừng sẽ bị phạt nặng và tẩy chay ra khỏi bản.

Phong tục thờ thần rừng, thần cây của người Tày, Nùng mang đậm nét tâm linh nhưng lại rất biện chứng, thực tiễn. Dân bản có ý thức bảo vệ rừng thì rừng đem lại nhiều nguồn lợi cho cuộc sống: Rừng cho nguồn nước, khí hậu trong lành, môi trường sống hài hòa giữa con người với thiên nhiên; giữ nguồn tài nguyên quý giá, thảm thực vật, muông thú, cây gỗ quý…
 
Bắc Kạn còn nhiều bản người Tày, Nùng sinh sống yên bình mấy trăm năm dưới những cánh rừng già… Nhiều bản mang tên các loài cây: Cốc Lùng, Cốc Chia (Hòa An), Cốc Pàng (Bảo Lạc)… và ngọn núi: Phja Đeng, Phja Dạ (Bảo Lạc), Phja Đén, Phja Oắc (Nguyên Bình)…
 
Từ phong tục, hương ước gắn với ý thức cộng động đã bảo vệ được tài nguyên rừng vô giá, hiệu quả hơn quy định pháp luật. Mỗi người dân là một thành trì vững chắc bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi phá rừng của kẻ xấu. Nếu mỗi bản làng có rừng đều xây dựng, thực hiện nghiêm ngặt quy ước, hương ước giữ rừng sẽ ngăn chặn và giải cứu được nhiều thảm họa phá rừng./.

(Theo Báo Bắc Cạn)

Bài viết cùng chuyên mục