Thu, 06 / 2013 10:02 am | helios

Dân tộc Kinh từ xa xưa đã quần tụ ở vùng đất cổ thuộc đồng bằng sông Hồng và gắn bó với nghề trồng lúa nước. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, nghề trồng lúa nước không chỉ làm ra nguồn lương thực nuôi sống con người, mà còn tạo ra không gian văn […]

Dân tộc Kinh từ xa xưa đã quần tụ ở vùng đất cổ thuộc đồng bằng sông Hồng và gắn bó với nghề trồng lúa nước. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, nghề trồng lúa nước không chỉ làm ra nguồn lương thực nuôi sống con người, mà còn tạo ra không gian văn hóa, bề dày lịch sử mang bản sắc riêng của người Kinh.


Theo các tài liệu khảo cứu, khu vực đồng bằng sông Hồng được bồi tụ bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình chính là nơi tụ cư đầu tiên của người Việt cổ. Tổ tiên người Việt cũng là những người đầu tiên thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng. Người Việt tận dụng ưu thế điều kiện tự nhiên của một xứ nóng ẩm, mưa nhiều, nhiều ao hồ, sông nước, nên đã chọn nghề trồng lúa nước để sinh sống. Cũng rất tự nhiên, người Việt lấy lúa gạo làm nguồn lương thực cơ bản, trồng rau củ và đánh bắt cá theo mô hình tự cung tự cấp. Do đó, bữa ăn của người Việt chủ yếu là: cơm (nấu từ lúa gạo) và các loại rau, thuỷ sản.

Bữa ăn của người Việt (Ảnh: vietgiaitri.com)


Trong lịch sử phát triển, dân tộc Kinh là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước, làm thủy lợi, đắp đê, đào mương, kỹ thuật tăng vụ, gối vụ để trồng nhiều vụ lúa trong một năm. Gắn bó với với nghề trồng lúa nước, cuộc sống của người dân sống dựa vào thiên nhiên, phụ thuộc vào các điều kiện của thiên nhiên nên dần hình thành nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng tâm linh đặc trưng như: tục thờ cúng tổ tiên, tục thờ Tứ Pháp (thờ thần mưa, gió, sấm, chớp) tạo thành nét văn hoá độc đáo của dân tộc Kinh. Rất nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật như: hát chèo, nghệ thuật múa rối nước…đã khẳng định tính sáng tạo của cư dân của nền văn minh vùng châu thổ Sông Hồng.  

Là cư dân có nguồn gốc bản địa lâu đời, người Việt luôn đi tiên phong trong việc chinh phục thiên nhiên, mở mang vùng đất mới phát triển nghề trồng lúa. Theo thời gian, những vựa lúa lớn ở Việt nam ở khu vực đồng bằng sông Hồng ở phía bắc, khu vực đồng bằng ở Bắc trung bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở Nam Bộ đều có tỷ lệ đông đảo người Kinh định cư và sản xuất. Nghề trồng lúa nước ở Việt Nam góp phần nuôi sống bao thế hệ, nhưng nghề trồng lúa chỉ thực sự có bước chuyển, khi cách đây hơn 20 năm Nhà nước Việt Nam ban hành chính sách giao khoán đất ruộng và trao quyền tự chủ cho nông dân ads. thông tin xét tuyển trung cấp mầm non trường cao đẳng sư phạm hà nội.

Tính thực tiễn của chính sách này đã đem lại bước đột phá cho ngành sản xuất lúa gạo. Giáo sư, tiến sỹ Võ Tòng Xuân, cho biết: “Ở Việt Nam từ năm 1989 đã bắt đầu xuất khẩu gạo, chuyển từ giai đoạn thiếu lương thực sang giai đoạn có gạo xuất khẩu. Ở đây có sự kết hợp giữa khoa học làm ra được giống lúa mới cho năng suất cao với sự đầu tư của nhà nước làm các công trình thuỷ lợi  và việc ban hành các chính sách phù hợp đã khuyến khích bà con nông dân sản xuất ra nhiều lúa gạo để làm giàu cho gia đình và đã có dư để xuất khẩu”.

Việt Nam đã trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (Ảnh: internet)

Với những chính sách phát triển phù hợp, chỉ trong vòng 2 thập kỷ, từ một nước thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo, là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Những năm gần đây, việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới gắn các tiêu chí cụ về quy hoạch, xây dựng những cánh đồng mẫu lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa cũng đã và đang tạo bước chuyển mới , góp phần tăng năng suất và giá trị xuất khẩu lúa gạo. Chủ trương hiện đại hoá nghề trồng lúa đang được bà con nông dân khắp các địa phương hưởng ứng. Bà Nguyễn Thị Tám, nông dân ở xã Yên Nội, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cho biết: “Việc đưa máy vào đồng ruộng rất cần với người nông dân ở xã chúng tôi. Đưa máy móc vào đồng ruộng giảm đi sức lao động cho nông dân nói chung và gia đình tôi nói riêng. Đưa máy vào ruộng đồng cũng giảm được nhiều khâu chi phí, chẳng hạn như khâu làm mạ hay khâu tưới nước".

* Xem thêm các khoá học thanh nhạc và học hát chuyên nghiệp tại trung tâm Sao Việt – Hà Nội

Nghề trồng lúa nước đem lại cuộc sống no đủ cho người nông dân (Ảnh: internet)

Trước đây, cây lúa, hạt gạo chỉ có thể đem lại sự no đủ cho con người, thì ngày nay đã trở thành thứ hàng hoá có giá trị làm giàu cho người nông dân. Những chính sách hợp lý tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất lúa gạo cùng những tín hiệu tích cực của thị trường xuất khẩu, khiến bà con nông dân ngày càng yên tâm, gắn bó với nghề sản xuất lúa gạo. Ông Nguyễn Hữu Lài, nông dân trồng lúa ở An Giang, một tỉnh nằm trong vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, chia sẻ: “Ngày xưa chúng tôi còn làm lúa riêng lẻ, chưa đồng loạt với nhau, mỗi nơi một loại giống, nhưng bây giờ chúng tôi làm tập trung làm mẫu hình đồng đều, có nghĩa là  lúa cùng một giống. Giờ mỗi khi đi thăm đồng thấy điều kiện này nọ đâm nghiền, nên thích thú lắm”.

Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Kinh hiện đã có mặt tại khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, cây lúa, hạt gạo Việt nam không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống con người, mà ở đó nền văn minh lúa nước sông Hồng tiếp tục toả sáng và là nền tảng xây dựng nền văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam./.


Nguồn: vov

Bài viết cùng chuyên mục