Wed, 05 / 2014 9:01 am | buithiha

Theo kinh nghiệm của người dân tuổi rồng là một trong số những tuổi đẹp nhất, hầu hết những người sinh vào tuổi này đều sẽ lấy được chồng tốt, vợ tốt, làm ăn tốt, xây được nhà, nói nhiều người nghe; còn vào năm rồng trời sẽ có nhiều mưa, nhiều nước là một […]

Theo kinh nghiệm của người dân tuổi rồng là một trong số những tuổi đẹp nhất, hầu hết những người sinh vào tuổi này đều sẽ lấy được chồng tốt, vợ tốt, làm ăn tốt, xây được nhà, nói nhiều người nghe; còn vào năm rồng trời sẽ có nhiều mưa, nhiều nước là một năm may mắn, làm ăn phát đạt, mùa màng tươi tốt.

Tục thờ cúng con rồng của người Giáy

Ngoài ra họ còn biết dự đoán về lượng mưa trong năm thông qua cách tính năm rồng chẵn, rồng lẻ. Cách tính này căn cứ vào ngày Thìn đầu tiên của tháng giêng, nếu ngày đó rơi vào mùng chẵn thì năm đó là rồng chẵn, còn nếu là mùng lẻ thì năm đó sẽ là rồng lẻ; rồng chẵn tức có đôi có cặp, có chỗ nương tựa nên năm đó mưa bình thường, còn nếu rồng lẻ tức không có nơi dựa dẫm, phải một mình làm việc cho nên năm đó mưa nhiều, mưa lớn, sạt lở. Theo cách tính đó năm nay sẽ là năm rồng chẵn, có nhiều mưa nhưng lượng mưa không quá lớn.

Người Giáy có câu: “Lở chân núi rồng đến, lở ngọn núi rồng đi” “Lạc tin po luông tảu, lạc chảu po luông téo”, gắn liền với hình ảnh con rồng và nơi cư trú của nó. Theo lời những người già trong làng kể lại, mặc dù rồng chỉ là loại vật do những người xưa tưởng tượng ra nhưng họ vẫn cho rằng rồng thường sống ở những ngọn núi cao, đẹp, chúng nằm dưới chân núi, sâu trong lòng đất, nếu như dãy núi nào có hình dáng giống con rồng thì chắc chắn là có chúng trú ngụ ở đó.

Khi một ngọn núi tự nhiên bị sạt lở thì đó chính là một điềm báo, nếu sạt ở chân núi tức rồng đang cựa mình, đó là dấu hiệu cho thấy bản làng năm này sẽ làm ăn thuận lợi; còn nếu như núi bị sạt ở trên đỉnh thì đó là điềm xấu, chứng tỏ con rồng trú ngụ ở ngọn núi này đã bay đi đồng nghĩa với sự may mắn, phát đạt của dải đất đó cũng mất.

Trong đời sống của người Giáy, con rồng là sự tượng trưng cho hai phần, long mạch và nước, trong đó long mạch là phần quan trọng nhất. Cũng như người Kinh người Giáy quan niệm: đất có yên thì vật mới thịnh, long mạch có ổn định thì mới làm ăn phát đạt.

Chính vì thế tìm long mạch trong việc chọn đất dựng nhà và chọn đất chôn cho người chết là vấn đề rất quan trọng; họ cho rằng mảnh đất đẹp phải nằm đúng vị trí đầu rồng, mũi rồng, nếu có được mảnh đất đó coi như đã bắt đúng long mạch của đất, gia đình sẽ làm ăn phát đạt, vạn sự đều tốt lành.

Hình ảnh con rồng trong tâm linh của tộc người có vai trò như một vị thần, theo họ trong 12 con giáp chúng là loài vật phù hộ và giúp đỡ cho con người nhiều nhất cho nên biểu tượng rồng được nhắc đến rất nhiều trong các nghi lễ tín ngưỡng cộng đồng, trong đó có hai nghi lễ lớn và thể hiện rõ nét nhất vai trò của rồng là lễ hội “xuống đồng” “Roóng Pọc” và Lễ hội “an long, an thần” “Ngan lùng, ngan sình”.

Tìm hiểu về thông tin tuyển sinh mới nhất năm 2016 các ngành trung cấp dược hà nộitrung cấp y học cổ truyền đi học ngay (có lớp học buổi tối) tại trung tâm quận Hà Đông – Hà Nội

Lễ hội xuống đồng là một nghi lễ tín ngưỡng nông nghiệp để cầu cho một năm mới với mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, gia súc đầy chuồng. Lễ hội này được tổ chức vào ngày thìn tháng giêng hàng năm với ý nghĩa: ngày thìn – ngày rồng sẽ có nhiều mưa, tổ chức vào ngày này thì năm đó sẽ mưa nắng hài hoà thuận lợi cho việc trồng cấy.

Trong nghi lễ này, quả còn là lễ vật tượng trưng cho hình ảnh con rồng, khi quả còn xuyên thủng vòng tròn như con rồng nhỏ đi qua vòng âm dương khiến cho âm dương giao hoà, vạn sự tốt lành.

 Lễ cúng an long, an thần là lễ cúng chỉ diễn ra khi gia đình làm ăn phát đạt, thuận lợi trong nhiều năm khi có tiền có của, xây được nhà to cửa rộng, lúc đó họ sẽ làm lễ cúng này để cảm tạ các vị thần và cám ơn long mạch đã phù hộ.

Nghi lễ này diễn ra trong vòng một ngày từ sáng sớm cho đến đêm khuya, điểm đặc biệt trong đó là người ta sẽ dùng bột gạo nếp nặn thành hình dáng của con rồng và dùng những đồng tiền xu gắn vào làm thành vảy rồng để ở giữa nhà, trước bàn thờ để cúng; sau đó họ sẽ chôn con rồng vừa cúng xuống dưới nền nhà, ngay vị trí đặt rồng với ý nghĩa để giữ yên mạch đất đó, giữ vững sự làm ăn thịnh vượng của gia đình.

Rồng là một biểu tượng rất quen thuộc không chỉ tồn tại riêng trong đời sống người Giáy, nhưng với bản sắc văn hóa riêng của mình họ đã tạo ra một hình ảnh con rồng khác biệt không thể nhầm lẫn với những dân tộc khác, nghiên cứu về biểu tượng này chắc chắn người đọc sẽ có thêm những hiểu biết về văn hoá tộc người.

giàn phơi thông minh – học bổng anh quốc – học bổng du học mỹ

Bài viết cùng chuyên mục