Nằm trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, người Gia Rai mang đến một màu sắc rất mới cho tri thức dân gian Việt Nam. Đó là cách dựng nhà độc đáo – làm nhà không dùng đến một chiếc đinh sắt hay dây kim loại. Nhà sàn – không gian sinh hoạt của […]
Nằm trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, người Gia Rai mang đến một màu sắc rất mới cho tri thức dân gian Việt Nam. Đó là cách dựng nhà độc đáo – làm nhà không dùng đến một chiếc đinh sắt hay dây kim loại.
Nhà sàn – không gian sinh hoạt của người Gia rai.(Ảnh internet)
Đối với người dân tộc Gai Rai, ngôi nhà vừa mang giá trị sinh hoạt, vùa mang giá trị tâm linh sâu sắc, chính vì thế họ rất cẩn trọng trong việc cất dựng ngôi nhà.
Người Gia Rai có lối dựng nhà rất độc đáo. Trước những năm 1990 tuy 100% là nhà sàn (chỉ chòi canh rẫy là làm nền đất), làm nhà hoàn toàn không dùng đến một cái đinh bằng sắt hoặc dây kim loại. Dụng cụ để làm nhà chỉ bằng cây búa có lưỡi ở cả hai đầu, lưỡi to dùng để chặt, vạc; lưỡi nhỏ để đục, dùi lỗ… (không sử dụng cưa, đục, bào). Cho tới nay khi muốn sửa chữa hay cất mới nhà kể cả nhà Rông họ cũng không dùng cưa hay đục. Khi cây rừng được đốn về là họ chất lá khô, rơm, rạ đốt âm ỉ nhiều ngày cho cháy hết vỏ sém đến phần gỗ.
Họ cho rằng đốt như vậy tốt hơn phơi nắng bởi sau này gỗ không có độ co giãn lớn khi thời tiết thay đổi, lại vừa chống mối mọt. Sau đó đẽo cho thẳng hoặc cong tuỳ y, rồi gọt cho nhẵn và dùng đá mài lại cho bóng. Tất cả các chỗ nối đều được cắt mộng mang cá hoặc mộng vuông có níu móc để không bị xê dịch; kèo nối vào đầu cột ngoài mộng rồi dùi lỗ để xỏ qua bằng then gỗ. Để chắc chắn hơn họ dùng sợi me vóc (mây rừng) chẻ ra bỏ ruột, tuốt nhẵn cột kiểu nút xoắn chéo nhiều lớp tạo thành múi rất đẹp. Nhà lớn hay nhỏ người ta đều dựng hướng một bên hông phía mặt trời mọc (phía Đông).
Họ cho rằng đốt như vậy tốt hơn phơi nắng bởi sau này gỗ không có độ co giãn lớn khi thời tiết thay đổi, lại vừa chống mối mọt. Sau đó đẽo cho thẳng hoặc cong tuỳ y, rồi gọt cho nhẵn và dùng đá mài lại cho bóng. Tất cả các chỗ nối đều được cắt mộng mang cá hoặc mộng vuông có níu móc để không bị xê dịch; kèo nối vào đầu cột ngoài mộng rồi dùi lỗ để xỏ qua bằng then gỗ. Để chắc chắn hơn họ dùng sợi me vóc (mây rừng) chẻ ra bỏ ruột, tuốt nhẵn cột kiểu nút xoắn chéo nhiều lớp tạo thành múi rất đẹp. Nhà lớn hay nhỏ người ta đều dựng hướng một bên hông phía mặt trời mọc (phía Đông).
Các lỗ chôn cột đã đào cố định sẵn rồi dùng dây kéo lên dựng vào kè, cho thật vững chắc rồi mới dựng đến hông nhà phía mặt trời lặn (phía Tây). Đòn tay buộc vào kèo cũng bằng dây me vóc có giá đỡ bên dưới; vách bằng ván gỗ hoặc đan bằng tre nứa khi dựng lều có nẹp ngang dọc từng đoạn để giữ và cũng buộc chứ không đóng đinh, vậy mà không có gió nào làm bung ra nổi. Dù vách bằng gỗ hay tre người ta cũng tạo nhiều hoa văn cho thoáng thay cửa sổ, vừa là trang trí cho đẹp.
Sàn nhà người Gia Rai khá độc đáo, người ta rất thích làm sàn bằng nguyên cả đoạn cây lồ ô dài hết lòng ngang nhà. Đốn đủ gỗ một sàn nhà rất công phu, phải lựa từng đoạn to đều, hai đầu đoạn cây có đường kính tương đương nhau đem về đốt sơ qua, uốn thẳng, róc mắt cho nhẵn. Công đoạn tiếp theo là nung đỏ mũi dùi to bằng ngón tay, dùi mỗi đoạn 4 lỗ để xỏ dây liên kết cây nọ vào cây kia cho khít hết sàn. Thường cứ vào đầu tháng 11 âm lịch, khi thời tiết khô ráo người Gia Rai mới khởi công, làm nhà riêng hay nhà Rông. Cả làng cùng xúm vào chung tay góp công đi đốn cây, cắt tranh… về làm khung, bện mái để sẵn, đầu tháng 12 âm mới dựng.
Cho đến nay nếu là nhà xây thì bà con mới mướn thợ, còn nhà gỗ thì dân làng tập trung làm theo kiểu truyền thống không dùng đinh sắt, cưa, bào và đục…
Những ngôi nhà của người Gia Rai đã tạo nên một dấu ấn riêng trong bức tranh văn hóa dân gian của người Việt Nam. Cách lựa chọn vật liệu, cách dựng những ngôi nhà gỗ thật sự là những kinh nghiệm dân gian hữu ích và độc đáo.
Theo dtv