Mon, 04 / 2013 2:08 am | helios

Trên thế giới ít có quốc gia nào có đến 54 dân tộc như Việt Nam. Không phải là một quốc gia lớn, diện tích toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ thế giới chỉ có 331.212 km2 vậy nhưng Việt Nam luôn là một ẩn số với bạn bè quốc tế bởi […]

Trên thế giới ít có quốc gia nào có đến 54 dân tộc như Việt Nam. Không phải là một quốc gia lớn, diện tích toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ thế giới chỉ có 331.212 km2 vậy nhưng Việt Nam luôn là một ẩn số với bạn bè quốc tế bởi cuộc sống đầy màu sắc và nhiều điều hấp dẫn cần khám phá nơi đây.

 

 
Một quán trên vỉa hè Hà Nội thu hút rất đông khách quốc tế đến tìm hiểu về ẩm thực và đời sống của người Việt.
 

Bởi có đến 54 dân tộc anh em nên Việt Nam có một nền văn hóa rất đa dạng với các sắc thái văn hóa dân tộc và vùng miền dựa trên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đặc trưng của Việt Nam.

Từ sự đa dạng trong văn hóa đã dẫn đến sự đa dạng trong cuộc sống người Việt. Đa dạng từ nếp ăn, nếp ở, cách sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ hội đến các loại hình nghệ thuật, các thụ hưởng văn hóa cũng như kiến trúc nhà cửa của từng vùng miền. Chính điều này đã tạo nên cho cuộc sống nói chung của người dân Việt Nam một sức hút đặc biệt với nhiều ẩn số không phải chỉ với bạn bè quốc tế mà còn chính với người dân Việt Nam. Trên thực tế không có mấy người Việt thực sự biết và hiểu hết về đời sống, văn hóa nói chung của người dân các vùng miền hay các dân tộc trên mảnh đất hình chữ S này. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi nếu không đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu thì chắc khó có người nào có thể hiểu hết về đời sống của Việt Nam ngoại trừ các nhà nghiên cứu.


Một đám cưới truyền thống của người Kinh và đám cưới truyền thống của người Dao ở Việt Nam


Sự đa dạng của văn hóa Việt thể hiện theo ba đặc trưng chính, thứ nhất đó là các phong tục, tập quán, những tín ngưỡng và lễ hội được hình thành qua hàng nghìn năm ở mỗi vùng đều khác nhau. Thứ hai là do đặc trưng về địa lý, khí hậu và phân bổ dân cư đã tạo nên những nét văn hóa khác nhau. Từ các nôi của văn hóa Việt ở vùng đồng bằng sông Hông với nền văn hóa chủ đạo là văn hóa làng xã và lúa nước. Văn hóa dần dần có sự thay đổi khi lên đến miền núi Tây Bắc và Đông Bắc.

Tin tuyển sinh mới nhất năm 2016 tại các trường trung cấp dược và trung cấp y Hà Nội, có lớp học buổi tối cho sinh viên tại trung tâm quận Hà Đông- Hà Nội

Rồi từ phía Bắc, văn hóa có sự pha trộn với văn hóa Chăm pha của người Chăm khi vào đến vùng Nam Trung Bộ…Đặc trưng thứ ba đó là sự ảnh hưởng từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những năm gần đây. Với những ảnh hưởng của Pháp trong thời kỳ đô hộ vào thế kỷ 19, phong cách của người miền Bắc có những khác biệt với người miền Nam…Trong cơn lốc phát triển toàn cầu hóa của thế kỷ 20 và 21, văn hóa Việt Nam nói chung cũng đã có những sự thay đổi do những văn hóa nước ngoài du nhập nhưng bên cạnh đó thì bản sắc văn hóa truyền thống vẫn đang tiếp tục được duy trì, gìn giữ.


Gánh hàng bán hoa quả trên đường phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng có những khác biệt..


Chính sự đa dạng của văn hóa Việt Nam đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về đời sống Việt Nam nhiều màu sắc. Đến với Việt Nam và khám phá cuộc sống của người dân là niềm mơ ước cũng là dự định của nhiều người bởi sự bí ẩn và hấp dẫn vốn có. Từ ẩm thực của từng vùng miền, từng dân tộc đã có những điểm riêng biệt với hương vị hoàn toàn khác nhau để khách thăm quan khám phá. Cho đến điểm dễ nhận biết nhất khi đến thăm quan Việt Nam đó là kiến trúc nhà cửa, những lối kiến trúc cũng như phong cách bài trí nội thất đều riêng biệt không thể trộn lẫn.

Kiến trúc ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh có những khác biệt rõ nét..

Các sống và cách sinh hoạt của người Việt cũng là một phần vô cùng quan trọng trong bức tranh tổng thể về đời sống Việt Nam. Nếu ở các vùng quê sự khác biệt không thực sự lớn bởi dù ở miền Nam hay miền Bắc thì người nông dân vẫn sinh sống chủ yếu bằng việc sản xuất nông nghiệp nhưng ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì sự khác biệt về phong cách sống được thể hiện khá rõ nét. Nếu như người miền Bắc cần cù, tiết kiệm và trầm lặng thì người miền Nam lại sổi nổi, nhiệt tình và chịu chơi. Nếu như ở Hà Nội các quán cà phê sáng, các nhà hàng quán nhậu không phải lúc nào cũng tấp nập thì ở Hồ Chí Minh sẽ thấy cảnh náo nhiệt thường xuyên tại các quán xá. Nếu người Hà Nội kín đáo trong cách lựa chọn trang phục thì người miền Nam lại có phần phóng khoáng hơn…Bên cạnh phong cách sống, cách sinh hoạt, ẩm thực, trang phục hay tín ngưỡng…thì cuộc sống ở Việt Nam còn rất nhiều những điều đặc biệt mà để có thể khám phá hết sẽ cần rất nhiều thời gian và sức lực, đồng thời điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về thời gian cũng như trí lực.


Nguồn: cinet.gov.vn

Bài viết cùng chuyên mục