Mon, 04 / 2013 2:18 am | helios

Trầu têm cánh phượng là hình ảnh đẹp, gợi về truyện cổ tích Tấm Cám và tục ăn trầu đã trở thành tập quán, truyền thống của dân tộc Việt. Trong mâm lễ vật cưới hỏi, hay trên mâm lễ cúng tổ tiên của người Việt không thể thiếu những miếng trầu têm cánh phượng […]

Trầu têm cánh phượng là hình ảnh đẹp, gợi về truyện cổ tích Tấm Cám và tục ăn trầu đã trở thành tập quán, truyền thống của dân tộc Việt. Trong mâm lễ vật cưới hỏi, hay trên mâm lễ cúng tổ tiên của người Việt không thể thiếu những miếng trầu têm cánh phượng và những quả cau nhỏ nhắn.

Trầu cánh phượng.

Miếng trầu gợi về những sự tích, những câu chuyện cổ, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, mang đậm bản sắc dân tộc. Truyện Trầu cau, qua truyền miệng thêm bớt của nhiều thế hệ, những tình tiết “nguyên thủy” đã được khoác cái áo của lễ giáo cho phù hợp với đạo Khổng-Mạnh. Đến nay, chủ đề của Trầu cau lại trở thành câu chuyện luân lý, đạo đức, khuyên con người xích lại gần nhau hơn, vị tha hơn để sống chan hòa, nhân ái.

Liên kết bài viết: Nhà hàng gần sân bay Nội Bài

Câu chuyện Trầu cau khép lại bằng tục ăn trầu – một phong tục truyền thống của nhân dân ta để tô đậm tình cảm sắt son, thủy chung đẹp đẽ. Miếng trầu bao giờ “cũng là đầu câu chuyện” để bắt mối lương duyên và những khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, ma chay… đều không thể thiếu miếng trầu. Vì thế mà truyện Trầu cau đã bất chấp thời gian mà sống mãi với nhân gian.


Trầu cánh phượng còn được gọi là trầu cô Tấm, gắn liền với những liền chị quan họ duyên dáng trong hội Lim. Có ý kiến cho rằng: truyện Tấm Cám có nguồn gốc từ vùng đất Kinh Bắc. Vì thế, cô Tấm có dáng dấp của chị Hai quan họ: hiếu thảo, duyên dáng, tình tứ và khéo léo.

Mâm quả ngày cưới không thể thiếu được trầu cau

Đối với nguời Việt Nam, trầu cau là biểu tượng cho tình cảm, ngày rằm, mùng một, hoặc ngày lễ Tết không thể thiếu miếng trầu, quả cau trên bàn thờ tổ tiên, thể hiện lòng thành kính của thế hệ sau với các thế hệ truớc. Khách đến nhà đều được mời trầu, miếng trầu làm cho con nguời gần với nhau hơn, nhân lên niềm vui. Miếng trầu cũng làm nguời ta ấm lên trong cái thời tiết se se lạnh. Trong tiềm thức và phong tục của người Việt, miếng trầu còn có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong việc kết thành hạnh phúc lứa đôi.

Trong việc cưới xin, nhận lễ vật trầu cau là đồng nghĩa với việc nhận lời cầu hôn, là giao ước giữa hai họ. Trong mâm lễ vật cưới hỏi của nhà trai không thể thiếu buồng cau, tệp trầu và vôi. Đó là một nghi thức độc đáo của người Việt, luôn nhắc nhở đôi lứa sống thủy chung son sắc. liên kết may nen khi

Người ta ăn trầu là để thưởng thức vị cay thơm của lá trầu không, vị chát của vỏ, vị ngọt bùi của cau, vị nồng nàn của vôi… tất cả hòa quyện với nhau trong một màu đỏ sẫm. Nhiều người ăn trầu đã thành thói quen, rồi thành nghiện trầu. Nhưng điều kì diệu của thói nghiện trầu phải chăng là ở chỗ, người ăn thấy nó gắn bó với số phận con người; bởi tách riêng, thì cay đắng, éo le, nhưng khi đã hòa chung thì tình cảm của họ lại thắm tươi, đẹp đẽ:

“Tách riêng, thì đắng, thì cay.

Hòa chung, thì ngọt, thì say lòng người.

Tách riêng, xanh lá, bạc vôi.

Hòa chung, đỏ thắm máu người, lạ chưa?

… Chuyện tình ngày xửa, ngày xưa!…”.

(Sự tích Trầu cau – Hồng Quang)


Nói đến trầu têm cánh phượng là nói đến miếng trầu vùng Kinh Bắc. Cũng vẫn nguyên liệu ấy, nhưng cách têm đẹp, kiểu cách, đã thể hiện sự khéo léo của những liền chị-  người gái quê Kinh Bắc. Vì thế, miếng trầu có sức hấp dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, dù chỉ một lần được mời.

Các liền chị têm trầu cánh phượng

Hình tượng trầu têm cánh phượng của cô Tấm trong truyện Tấm Cám không chỉ còn là huyền thoại, là ảo ảnh siêu thực. Miếng trầu têm cánh phượng đã bước từ cổ tích ra ngoài cuộc sống. Rất bình dị, gần gũi, nhưng cũng không kém phần cao sang quyến rũ, vẫn tồn tại qua thời gian để thăng hoa nét đẹp truyền thống một vùng quê.

Trải qua biết bao đổi thay, có hàng trăm thứ bánh quà ngon để bày biện, cúng bái, nhưng miếng trầu vẫn giữ nguyên giá trị và được người đời nâng niu, trân trọng. Dù năm tháng có qua đi, quả cau, miếng trầu vẫn không thể thiếu trong các đám cưới, trong các đồ lễ dâng lên bàn thờ tổ tiên, cầu khấn thần phật với lòng thành kính.

Nguồn: cinet.gov.vn > Xem thêm: thuê máy photocopy / Học bổng Anh quốc

Bài viết cùng chuyên mục