Thưởng thức một tô bún nước lèo nóng hổi, lẫn mùi thơm của sả với ngải bún, có vị mặn ngọt của mắm, mùi hăng của các loại rau mùi cùng với vị cay của ớt, chúng ta mới cảm nhận được hết hương vị đặc biệt của món ăn mang đậm hương vị ẩm […]
Thưởng thức một tô bún nước lèo nóng hổi, lẫn mùi thơm của sả với ngải bún, có vị mặn ngọt của mắm, mùi hăng của các loại rau mùi cùng với vị cay của ớt, chúng ta mới cảm nhận được hết hương vị đặc biệt của món ăn mang đậm hương vị ẩm thực Khơ me.
Bún nước lèo – Đậm đà hương vị ẩm thực Khmer
Từ bao đời nay, Nam Bộ được xem là vùng đất của sự hội tụ bản sắc văn hóa của các tộc người Việt – Hoa – Chăm – Khmer. Trong đó, văn hóa ẩm thực làm nên nét riêng của mỗi tộc người. Nếu như người Hoa có hủ tíu, người Chăm có món Tung lò mò thì người Khmer có món bún nước lèo nổi tiếng khắp nơi, được nhiều du khách biết đến. Xem thêm các loại đặc sản mật ong hoa cà phê, phấn hoa và cà phê đen Tây Nguyên
Tài liệu ẩm thực Việt Nam ghi nhận, bún nước lèo có lịch sử từ lâu đời và từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống của người Khmer. Đến thăm đồng bào Khơ me mà không thưởng thức một tô bún nước lèo thì đó thật sự là một thiếu sót to lớn trong hành trình của bạn.
Bằng cảm nhận tinh tế về hương vị và sự tài tình trong việc kết hợp sự đang dạng về thực phẩm và gia vị, người Khơ me đã mang đến những tô bún nước lèo đầy hấp dẫn.
Tài liệu ẩm thực Việt Nam ghi nhận, bún nước lèo có lịch sử từ lâu đời và từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống của người Khmer. |
Để có được một tô bún thơm ngon, cần đến sự khéo léo của người chế biến khi nấu nước lèo. Bởi nước lèo chính là "linh hồn" của tô món ăn. Gia vị không thể thiếu khi chế biến nước lèo là cây ngải bún. Vì đây là gia vị khử mùi tanh của mắm và làm thơm nước lèo. Điều đặc biệt là nước lèo ở đây trong veo, không lợn cợn. Bởi người khơ me có công thức chế biến rất lạ. Nước lèo được nấu bằng xương ống, xương sườn lợn, tôm thẻ ninh nhỏ lửa trong nước, hớt bọt để lấy nước dùng trong, ngọt; hoặc có thể nấu từ củ cải trắng và thêm nước dừa tươi cho có độ ngọt thanh. Sau đó gia thêm mắm bằng cách: mắm cá sặc nấu với nước, sôi hớt bọt kỹ, lọc bỏ xương lấy nước. Cho nước mắm vào nấu chung với nước hầm xương, cá, nước dừa xiêm và thêm nước lã. Kế đến mới cho ngải bún, sả cây vào nấu sôi. Đây là giai đoạn quan trọng phải hớt bọt thật kỹ thì nồi nước lèo mới trong, ngọt thanh, rất ngon.
Để món ăn thơm ngon hơn, điều quan trọng là biết chọn loại bún. Những cọng bún làm từ gạo dẻo sẽ là lựa chọn tốt nhất. Món bún nước lèo Sóc Trăng không thể thiếu cá lóc, tép và thịt heo quay. Cá lóc sau khi luộc chín phải được tách xương và da bỏ đi, chỉ còn giữ lại những miếng thịt trắng phau. Còn tép thì phải là loại tép đất bóc hết vỏ, chỉ còn lại phần thân đỏ tươi cuộn tròn. Thịt heo quay vừa có nạc vừa có mỡ, được xắt sợi chỉ to hơn đầu đũa ăn một chút. Ăn kèm với bún có rau muống, giá, bắp chuối, hẹ và rau thơm.
Đặc biệt, chính nước chấm được nấu từ me, nước mắm ngon, hòa cùng đường tạo nên hỗn hợp nước chấm ngon và hấp dẫn. Một tô bún nóng hổi. Trong đó, có sự hòa quyện của vị mằn mặn thơm phức của mắm, thơm giòn của thịt quay, ngọt dai của tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê mềm tan, mùi thơm đặc trưng của ngải bún hòa quyện trong bát nước lèo trong veo đã làm nên một món ăn đậm chất Khơ me.
Theo cinet